GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG NỖI ĐAU

Ngày đăng: Sep 08, 2013 12:42:3 PM

Khi bạn vô ý cắn vào lưỡi, ít khi bạn coi sự đau đớn ấy là một điều gì đó hữu ích. Cũng như vậy đối với một vết rộp ở gót chân - có ai muốn một bàn chân đau nhức chứ?

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn đứt lưỡi bạn mấy lần đây? Bạn sẽ bị phỏng da lưng bao nhiêu lần trong buồng tắm nước nóng?

Sự đau đớn về thể xác là một cơ chế báo động tuyệt diệu nhằm ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn. Nó báo với chúng ta: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi những gì bạn đang làm".

Nỗi đau về tinh thần cũng cho ta một thông điệp tương tự, chẳng hạn như: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi cách nghĩ đi".

Khi ta cảm thấy giận, ghen tị, hay một chút phẫn uất thì chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nếu tâm trạng đó xảy ra thường xuyên thì có thể thông điệp ấy là:

"Đừng cố kiểm soát người khác."

"Đừng bắt người khác suy nghĩ như ta."

"Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc."

Nếu chúng ta cứ giữ mãi cách suy nghĩ như cũ thì chúng ta sẽ còn duy trì sự đau đớn như cũ.

(Chúng ta sẽ kêu lên, "Nhưng tôi đúng mà!". Than ôi, "đúng" có giúp ích được gì đâu).

Một vết rộp trên bàn chân bạn là một lời nhắn nên thay giày, dù đôi giày có đẹp thế nào.

Đối với nỗi đau tinh thần - nó cũng tựa như một vết rộp trong bộ não - lời nhắn thông thường là: Hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản thân.

Đúc kết: Đối với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm y như cũ, chúng ta vẫn sẽ bị đau đớn y như vậy.

(Internet st)

Một câu chuyện kể lại nhân mùa Vu Lan báo hiếu!

"Mỗi lần thịt gà, mẹ thường dành ăn phần đầu, chân, cổ, cánh rồi cả phao câu. Đùi, mẹ không ăn, vì “nạc, giắt răng lắm”.

Như một thói quen, khi đĩa thịt gà chặt khúc được rắc lá chanh thái chỉ xanh ươm rồi bày lên mâm, bố gảy đũa gắp miếng lườn, em út chọn chỗ cánh sát nách gà thơm ngon, con thích chỗ lườn, vừa vừa thịt, còn mẹ nhận gặm đầu gà.

Bố, con, em út căm thù hai chỗ của con gà, đầu và cánh, toàn xương xẩu cứng nhắc, ăn ăn, mút mút mãi chỉ được chút da, mút cái đầu thì may mắn được cái óc. Ba bố con cũng chẳng bao giờ đụng đũa đến phao câu vì cho rằng nó mất vệ sinh dù được mẹ làm rất kỹ. Hễ miếng nào mấy bố con chê là mẹ ăn nhiệt tình, còn tấm tắc khen ngon. Vì thế, khi vớ được cái cổ, cái đầu hay phao câu, bố con tự động gắp vào bát mẹ.

Tại mẹ thích đầu, cổ gà nên suốt 20 năm trời, mẹ còn ấm ức. Hôm ấy, nhà bác Hóp hàng xóm có cỗ nên mang cho cả nhà một nửa con gà đã luộc. Mẹ xếp thịt ra đĩa, hối hả đi làm, không quên dặn hai chị em đến bữa trưa thì cơm nước trước rồi đi học và phần thức ăn, đậy lồng bàn cho mẹ. Bố là bộ đôi, công tác tận miền Nam. Cả tuổi thơ, con chẳng quen với bố. Mỗi lần về bố được nghỉ phép, con ôm búp bê mà bố mua cho, ngồi co ro ở hiên nhà, mẹ gọi cũng không vào.

Bây giờ, thỉnh thoảng, mẹ vẫn nhắc lại sự kiện ngày xưa ấy: “Trưa đi làm về, bụng đói, mở lồng bàn thì thấy hai đứa phần một bát cổ, cánh, chân gà mà ứa nước mắt. Tối về hỏi thì nó ngơ ngác trả lời: Mẹ bảo thích ăn đầu gà mà”.

20 năm sau, mẹ vẫn nói thích khi được ăn cổ, cánh gà, kèm theo vài miếng thân gà ngon ngon, chứ tuyệt nhiên không đụng đến đùi gà. Chị em con giờ đã lớn, không tranh gặm đùi gà nguyên chiếc mà đồng ý để chặt đùi thành 3 khúc ngang. Chọn một khúc đùi bằng hai ngón tay đặt vào bát mẹ mà mẹ vẫn chối: “Nhiều nạc lắm, giắt răng”. Sau đó, mẹ đẩy miếng đùi vào bát của em út hoặc của con.

Phần đùi đúng là nhiều nạc thật nhưng lại ít giắt răng vì nạc ở chỗ đó là những thớ mịn, ngọt và mềm. Chỉ cần khéo dùng tay bóc thịt nạc dọc theo đùi, mẹ sẽ có những sợi thịt ngon

 ngọt và tơi. So với phần nạc ở sườn hay cánh gà thì rõ ràng, nạc chỗ đùi gà ngon nhất.

Con đã đủ lớn để suy luận mẹ bảo “đùi gà nhiều nạc, giắt răng” là không đúng. Con cũng đủ khôn để không phần mẹ toàn cổ, cánh dù mẹ một mực bảo thích. Con biết chọn những miếng ngon để phần mẹ dù rằng cuối cùng, mẹ lại để phần miếng ngon trong tủ lạnh, cho bữa cơm ngày hôm sau hoặc cho em út ăn với mỳ tôm vào bữa chiều, trước giờ đi học tối.

Mẹ không thích đùi gà vì một con gà chỉ có hai cái đùi, đủ cho hai đứa con. Giống mẹ, bố cũng chẳng ưa đùi gà. Con đã từng ước trở thành “kỹ sư gà” để lai ra giống gà 4 chân, đủ cho mỗi người trong gia đình ta 1 cái đùi. Nhưng con lại học kém môn Sinh, nên ước mơ chỉ là mơ hão.

Thế rồi con nghĩ rằng, cho dù có gà 4 hay 8 chân đi nữa , mẹ cũng không thích đùi gà vì chắc chắn, mẹ sẽ nhường lại cho các con. Tình yêu và sự hy sinh của mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi thay."

Một ngày cùng những người bạn tại kibbutz Revivim và làng Nitzana (32 ảnh)

Nằm ở phía bắc Israel, Kibbutz Revivim như một khách sạn thu nhỏ với đầy đủ các dịch vụ tiện ích cho các xã viên (người sống tại kibbutz). Xin giải thích thêm với các bạn Kibbutz theo tiếng Do thái có nghĩa là tổ hợp- một hình thức kinh tếnông - công nghiệp nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới và đang tồn tại ở Israel. Các xã viên cùng làm việc, cùng hưởng lợi như nhau, không phân biệt ai làm nhiều ai làm ít. Tại Kibbutz có tất cả các dịch vụ tiện ích như> phòng ăn ,thư viện, phòng nghệ thuật- may vá hội họa, sở thú, công viên, sân đá bóng, hồ bơi, nhà trẻ.... một nhà xe chung cho ai co nhu cầu thì đăng ký, chi việc trả tiền nhiên liệu. Bên cạnh đó để tăng thêm thu nhập Revivim có trại nuôi gà, nuôi bò lấy sữa, trồng sau, đặc biệt là sản xuất van khớp nối ống nước xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Hãy cùng tôi tham quan Kibbutz Revivim và làng Nitzana nhe.