NGƯỜI DO THÁI NGHĨ GÌ VỀ TIỀN ?

Ngày đăng: Sep 08, 2013 1:39:28 PM

Giáo sư A hỏi giáo sư B: "Trí tuệ và tiền tài, thứ nào quan trọng hơn?"

"Dĩ nhiên trí tuệ quan trọng hơn tiền tài rồi."

"Đã thế, tại sao học giả, chuyên gia, tư vấn và chuyên môn giỏi lại phải làm việc cho các thương gia, đại gia giàu có? Mà các đại gia, thương gia không làm việc cho học giả, chuyên gia...đó chứ?"

"Đơn giản thôi, học giả và các chuyên gia biết giá trị của đồng tiền, còn đại gia lại không biết tầm quan trọng của trí tuệ".

Về mặt nào đó, câu trả lời của giáo sư B rất có lý: biết giá trị của đồng tiền thì mới làm việc cho người giàu có; còn không biết tầm quan trọng của "trí tuệ" thì mới dám ngạo mạn với nó như thế. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy được rằng: nếu học giả và các chuyên gia biết giá trị của của đồng tiền (của cải giàu sang), vậy sao không dùng tri thức (trí tuệ) để có được tiền, mà chỉ làm nô lệ cho nhà giàu để có được "của bố thí" không chút tương xứng"?

Rõ ràng, học giả và các chuyên gia không hề có trí tuệ thực sự. Thứ mà họ có chỉ là cả khối tri thức. Dù họ biết được giá trị của đồng tiền, nhưng lại không thể điểu khiển được đồng tiền, hoặc không thể khiến đồng tiền phục vụ cho bản thân. Ngược lại, dù người giàu có không học nhiều biết rộng, nhưng lại có thể điều khiền đồng tiền, dùng tiền để nô dịch học giả, bản lĩnh này của họ mới là trí tuệ thật sự.

Đạo lý rất đơn giản, tiền tài là thước đo của trí tuệ. Tức đồng tiền linh động quan trọng hơn thứ trí tuệ không thể tạo ra tiền, và trí tuệ tạo ra tiền lại quan trọng hơn sự giàu sang đơn thuần. Người Do Thái dùng quan điểm thống nhất biện chứng giữa trí tuệ và đồng tiền để dành được ngôi vị vinh quang "Doanh nhân số 1 thế giới".

(Nguồn Internet)