TRÍ TUỆ DO THÁI

Ngày đăng: Sep 08, 2013 1:19:52 PM

  "LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI" CÓ THỂ VẬN DỤNG CHO TÌNH YÊU ?

5 tháng 8 2013 lúc 9:27

John Robert Aumann là một nhà toán học người Do Thái và một thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. Ông là một giáo sư tại trung tâm nghiên cứu về lý tính tại trường Đại học Hebrew Jerusalem ở Israel. Ông còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Stony Brook và là một trong những sáng lập viên của Trung tâm nghiên cứu về Lý thuyết trò chơi trong kinh tế học tại Stony Brook.

 

Aumann nhận được giải Nobel về kinh tế vào năm 2005 do đóng góp vào nghiên cứu về xung đột và hợp tác thông qua phân tích Lý thuyết trò chơi. Cùng nhận giải thưởng đó với ông là Thomas Schelling.

 

 

Nhà toán học người Do Thái John Robert Aumann

 

LTTC là một ngành toán ứng dụng khá non trẻ, ra đời chưa tới 100 năm, nhưng nó là một mảnh đất sinh ra nhiều hoa trái ngọt, minh chứng qua những thành tựu mà nó đạt được trong vài thập niên trở lại đây, nhiều giải Nobel đã được trao cho các lý thuyết gia trò chơi, gần nhất là giải Nobel kinh tế 2012 của E. Roth và S. Shapley về việc tạo lập, ổn định các thể chế thị trường cũng như việc cải thiện hiệu suất hoạt động của chúng.

 

 Và câu chuyện vui khi ta vận dụng cho tình yêu 

 

Lý thuyết trò chơi - "game theory" là một trong những lý thuyết kinh tế học hiện đại dùng để phân tích cân bằng từng phần, đặc biệt là trong trường hợp bạn không biết chắc phản ứng của đối thủ. Với những người hoạch định chiến lược thì tư duy của lý thuyết trò chơi là cực kỳ hữu ích. Để đơn giản hóa vấn đề, mình xin chỉ giới thiệu một cách cực kỳ sơ lược, không mang tính chuyên ngành gì hết.

Có nhiều dạng games, ở đây, xin làm một một bài toán vui

 

Có hay không nên tỏ tình ?

 

 

Qua việc tư vấn cho một số anh bạn, hihihi, được tin tưởng gớm, và thu được một vài thành công nhất định, mình càng khẳng định rằng, đúng là phải có chiến lược cưa kéo, lấy được lòng tin của nàng. Chiến lược hẳn hoi đó các bạn ạ.

Bây giờ mình giới thiệu một mô hình đơn giản. Một chàng trai và một cô gái. Giả thiết là chàng trai thích cô gái rồi, và dĩ nhiên "trâu" phải tỉnh tò chứ, "trâu nhỉ?" Nhưng sẽ có hai trường hợp xảy ra, cô gái sẽ chấp nhận hay từ chối.

Giả sử như cô gái chấp nhận, cả hai sẽ tràn trề hạnh phúc, biết rằng tình yêu không thể đong đếm, nhưng mình sẽ lượng hóa ví dụ như hai chúng nó hạnh phúc tràn trề và mình xếp mực lợi ích (pay off) là (10, 10) cho mỗi bên.

Giả sử chàng tỏ tính nhưng nàng từ chối, hix, đau khổ biết bao nhiêu, cái này để các chàng diễn tả bằng câu chữ nhé, mình lượng hóa là (-10,0), tức ích lợi của chàng trai là -10, cô gái thì là 0

Tiếp theo, nếu cô gái có thể chấp nhận tình cảm của chàng mà chàng lại sợ sao đó, quyết định không tỏ tình, thì chúng ta yêu nhau mà không đến được với nhau rồi, cả hai đều đau khổ (-5,-5).

Trường hợp cuối cùng, là cô gái không chấp nhận lời tỏ tình và chàng trai cũng không tỏ tình, thì khi này lợi ích của hai người là (0,0).

Sau đây là ma trận lợi ích của hai người trong cuộc chơi, giá trị thứ nhất thuộc về chàng trai và tiếp theo thuộc về cô gái

 

 

Cuộc chơi sẽ đạt được đến 2 trạng thái cân bằng:

 

Thứ nhất, nếu chàng đoán nàng chấp nhận, lựa chọn của chàng là tỏ tình (10,10)

Thứ hai, nếu chàng đoán nàng không chấp nhận, chàng sẽ im lặng, như vậy là (0,0)

Vậy cuối cùng thì tỏ hay không tỏ, lựa chọn của chàng rõ ràng là trong điều kiện không chắc chắn. Như vậy thì chúng ta phải tính được kỳ vọng của chàng.

 

Xác suất của việc tỏ tình thành công là p, và ngược lại là 1-p (0

Giá trị kỳ vọng của tỏ tình: 10p- 10(1-p)= 20p-10

Giá trị kỳ vọng của việc không tỏ tình: -5p

Như vậy trong trường hợp này, thì chàng trai sẽ quyết định tỏ tình khi nào?

20p-10>= -5p

25p>= 10

p>=0.4=40%

 

Trong bài toán của chúng ta, xác suất đển chàng tỏ tình không phải là 50/50 đâu các bạn, mà chỉ cần lớn hơn hoặc bằng 40%, có lẽ vì trong ma trận lợi ích, việc cô gái chấp nhận mang đến quá nhiều hạnh phúc cho chàng, nên không cần là 5/5, chàng sẵn sàng tỏ tình khi xác suất thất bại cao hơn.

Nhưng nói thế chứ mà 4/6 cũng khó đoán lắm. Làm sao tránh được thất bại và biết được xác suất nàng đồng ý hay không. Vì đã là xác suất thì cái gì cũng xảy ra. Xác suất càng cao, cơ hội càng rộng mở. Vậy để tránh rủi ro, các chàng nên làm gì. Trong dân gian hay gọi bật đèn xanh đó bạn. Còn trong kinh tế, nó được gọi là: Thủ thuật đánh tín hiệu.

 

Để dò phản ứng của đối thủ, xem có thích nhiều hay ích, chàng trai nên gửi tín hiệu. Như vậy cuộc chơi của chúng ta sẽ được chia nhỏ thành một game mới, gồm nhiều bước. (gọi là periods game). Chàng có thể nhẹ nhàng nhắn tin từ mức độ bạn bè bình thường, tần số thấp đến mức độ hỏi han và mật độ nhiều hơn một tí. Nếu thử dẫn nàng đi ăn kem, sinh tố hay uống café với những người bạn. Cuộc chơi sẽ chia nhỏ thành nhiều bước như vậy và đến lúc mời nàng đi chơi riêng, nhắn tin bằng những lời có cánh. Và bằng cách đó, chàng đã kiểm được phản ứng của nàng và biết được xác suất để mình có nên tỏ tình hay không.

 

Còn các nàng, hehe, nếu mà thích các chàng rồi, hãy cũng nhẹ nhàng phản ứng cho các chàng biết nhé. Vì việc đó giúp cho cái "lý thuyết lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn" trở nên dễ dàng hơn nhiều, tranh việc hai bên đều đau khổ vì mối tình câm hay làm tổn thương nhau khi kỳ vọng của chàng quá lớn.

 

Nãy giờ mình đơn giản hóa vấn đề nên mình bỏ qua một giả thiết cực kỳ quan trọng của cuộc chơi. Đó là rational - con người duy lý. Không có giả thuyết này, không có game theory.Tức khi bước vào cuộc chơi, lựa chọn chiến lược nào phải dựa trên nguyên tắc: phải dựa trên vấn đề giá trị hay ích lợi (pay off). Điều này có thể sẽ không được tuân thủ trong tình yêu, khi mà nhịp đập con tim đa số làm cho các bạn tự hỏi: lý trí là cái chi chi? Bạn có thể không lựa chọn cho mình chiến lược trội, hay đánh giá mức "pay off" ( lợi ích âm có nghĩa là tổn thất) không đúng đắn, điều này do đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng và mức "P" nào là có thể để tiến hành "tỉnh tò".

 

Thêm nữa, mô hình này đã được đơn giản hóa rất nhiều. Trong lý thuyết kinh tế, để nhận diện hành vi đối thủ tốt hơn, mình sẽ phải xác định lợi ích gắn liền với tính cách của bạn và đối thủ: Vì ở đây, lựa chọn trong điều kiện là không chắc chắn, nên sẽ rủi ro, như vậy sẽ có người sợ rủi ro nhiều và có người ít sợ rủi ro, có người trung dung. Khi đó, nhất thiết phải thêm hệ số chiết khấu cho mức độ sợ rủi ro của từng người khi ra quyết định.

 

Đây là một game đơn giản, và mình cố làm nó đơn giản. Mình thấy yêu lý thuyết này vì nó phân tích hành vi của các đối tượng một cách hay ho, dù trong hành vi kinh tế hay cuộc sống thường ngày.

 

 

 Nguồn:  http://www.gio-o.com/aongon.html

NHỮNG LƯU Ý KHI RÈN TRẺ CON LÀM VIỆC NHÀ ( cho bé từ 2-3 tuổi)

1. Trẻ con luôn muốn biết bạn mong đợi điều gì từ chúng

Nếu bạn không chỉ cho trẻ thấy làm thế nào để làm một công việc thật tốt thì bạn không thể mong đợị trẻ biết làm đúng công việc đó được. Trước khi yêu cầu trẻ tự làm việc nhà, hãy cùng trẻ làm một vài lần và chỉ cho trẻ thật chi tiết phải làm việc đó như thế nào.

2. Đừng mong đợi trẻ làm tốt ngay từ lần đầu

Để làm tốt một công việc đòi hỏi phải trải qua quá trình dạy đi dạy lại, điều chỉnh nhẹ nhàng và thực hành nhiều lần. Đừng mong đợi quá sự hoàn hảo, đặc biệt là khi những đứa trẻ còn quá nhỏ. Điều quan trọng là trẻ đã nỗ lực và cố gắng hết mình để làm công việc đó.

3. Hãy khen ngợi những việc bé làm tốt

Thật dễ dàng để chỉ ra những điều trẻ đã làm sai và chỗ nào trẻ cần sửa để tiến bộ. Tuy nhiên, thay vì quá chú ý vào những gì trẻ làm không đúng, hãy tập trung vào việc khen ngợi những điều trẻ đã làm tốt. Việc khuyến khích và khẳng định có thể có ích rất nhiều đối với trẻ.

st