tai sao phải đảnh lễ

Hỏi: Sao chúng con phải đảnh lễ ở đây nhiều như vậy?

Đáp: Đảnh lễ là rất quan trọng. Nó là một hình tướng vẫn thuộc về một phần của sự thực hành. Hình tướng này phải được thực hiện chính xác. Đưa trán xuống đến tận sàn. Để hai khuỷu tay gần đầu gối và hai lòng bàn tay trên sàn nhà cách nhau độ 8 xăng-ti-mét. Đảnh lễ chầm chậm, chú tâm vào cơ thể mình. Nó là một phương thuốc tốt cho tính tự cao tự đại của ta. Ta nên đảnh lễ thường xuyên. Khi con đảnh lễ ba lần, con có thể giữ trong tâm các phẩm chất của Phật, Pháp và Tăng, nghĩa là, các phẩm chất của cái tâm sáng chói, trong lành và bình an. Vậy nên ta dùng hình tướng này để rèn mình. Tâm và thân trở nên hài hòa. Đừng phạm sai lầm là theo dõi xem người khác đảnh lễ thế nào. Nếu những người trẻ tuổi mới tu có vẻ ủy mị còn các tu sỹ già có vẻ không chú tâm thì đánh giá họ cũng không phải việc của con. Mọi người có thể khó tập luyện. Vài người học nhanh nhưng có những người khác học chậm. Đánh giá người khác sẽ chỉ làm tăng lòng tự cao của con. Thay vì thế, hãy theo dõi chính mình. Thường xuyên đảnh lễ, rũ bỏ lòng tự cao của con.

Những người thật sự đã trở nên hòa hợp với Pháp giáo sẽ vượt xa qua hình tướng. Mọi điều họ làm luôn là một cách đảnh lễ. Đi bộ, họ đảnh lễ; ăn, họ đảnh lễ; đi vệ sinh, họ cũng đảnh lễ. Đó là vì họ đã vượt qua được tính ích kỷ.

Hỏi: Vấn đề lớn nhất của các môn đệ mới của thầy là gì ạ?

Đáp: Định kiến. Các quan điểm và ý niệm về mọi thứ. Về chính họ, về sự thực hành, về các lời giảng của Đức Phật. Nhiều người đến đây đã có đẳng cấp cao trong cộng đồng. Họ là những thương gia giàu có hoặc những người đã tốt nghiệp đại học, những giáo sư hoặc quan chức chính phủ. Tâm họ đã đầy định kiến về mọi thứ rồi. Họ qua thông minh để mà chịu nghe người khác. Điều này cũng như nước trong một cái ly. Nếu ly đầy nước bẩn, hôi, thì nó vô dụng. Chỉ sau khi nước cũ bị hắt đi thì cái cốc mới có thể trở nên hữu dụng. Con phải làm rỗng cái tâm mình khỏi các định kiến, sau đó con sẽ thấy. Sự thực hành của ta vượt qua cả sự thông minh và vượt qua cả sự ngu ngốc. Nếu con nghĩ: “tôi thông minh, tôi giàu có, tôi quan trọng, tôi hiểu hết về Đạo Phật”, con sẽ che đậy sự thật về tính vô ngã. Tất cả những gì con thấy được chỉ là cái tôi, là bản ngã, là chính con. Nhưng Đạo Phật lại là sự buông bỏ bản ngã. Rỗng, Không, Niết bàn.

Q: Why must we do so much prostrating here?

A: Prostrating is very important. It is an outward form that is part of practice. This form should be done correctly. Bring the forehead all the way to the floor. Have the elbows near the knees and the palms of the hands on the floor about three inches apart. Prostrate slowly, be mindful of your body. It is a good remedy for our conceit. We should prostrate often. When you prostrate three times you can keep in mind the qualities of the Buddha, the Dhamma and the Sangha, that is, the qualities of mind of purity, radiance and peace. So we use the outward form to train ourselves. Body and mind become harmonious. Don’t make the mistake of watching how others prostrate. If young novices are sloppy or the aged monks appear unmindful, this is not for you to judge. People can be difficult to train. Some learn fast but others learn slowly. Judging others will only increase your pride. Watch yourself instead. Prostrate often, get rid of your pride. Those who have really become harmonious with the Dhamma get far beyond the outward form. Everything they do is a way of prostrating. Walking, they prostrate; eating, they prostrate; defecating, they prostrate. This is because they have got beyond selfishness.

Q: What is the biggest problem of your new disciples?

A: Opinions. Views and ideas about all things. About themselves, about practice, about the teachings of the Buddha. Many of those who come here have a high rank in the community. There are wealthy merchants or college graduates, teachers and government officials. Their minds are filled with opinions about things. They are too clever to listen to others. It is like water in a cup. If a cup is filled with dirty, stale water, it is useless. Only after the old water is thrown out can the cup become useful. You must empty your minds of opinions, then you will see. Our practice goes beyond cleverness and beyond stupidity. If you think, “I am clever, I am wealthy, I am important, I understand all about Buddhism”. You cover up the truth of anatta¯ or no-self. All you will see is self, I, mine. But Buddhism is letting go of self. Voidness, emptiness, Nibb ¯ana.

Thiền sư Ajahn Chah