xu hướng phát triển pin điện thoại

Ngành CNTT và xu hướng trong tương lai

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực mà nhiều thí sinh yêu thích. Tuy nhiên, khái niệm ngành này ra sao, xu hướng trong tương lai sẽ như thế nào thì không phải bất cứ người nào đều có thể hiểu rõ.

Trong tương lai, ngành CNTT vẫn là ngành "hot"

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn thí sinh muốn tìm hiểu về ngành CNTT, Dân trí đã có cuộc trò chuyện với thầy giáo Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng trường ĐH FPT.

Dân trí chính thức mở mục Tư vấn hướng nghiệp để nhằm giúp các bạn thí sinh có thể chọn được những ngành học phù hợp.

Bên cạnh đó, sẽ đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của các ngành nghề này.

Mọi thắc mắc của thí sinh, gửi về:www.pindienthoaikoracel.com

Thưa ông, hiện nay khái niệm ngành CNTT rất rộng. Ông có thể cho biết một cách khái quát về ngành này (chuyên ngành chính, chuyên ngành phụ)?

CNTT hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất là việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin. Có nhiều cách phân loại các chuyên ngành học CNTT nhưng theo chuẩn ACM của Mỹ thì bậc học đại học CNTT được chia làm 5 chuyên ngành là:

· Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành CNTT như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu, …

· Kỹ nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.

· Kỹ nghệ phần mềm (Software Technology): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.

· Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức

· Ứng dụng CNTT (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…

Theo ông thì những người theo học ngành CNTT cần hội tụ những tố chất gì? Vấn đề ngoại ngữ khi theo học CNTT có phải là nhiệm vụ hàng đầu?

Trước đây, khi CNTT mới phát triển, làm việc với máy tính là rất khó khăn và đòi hỏi các chuyên gia có những kỹ năng đặc biệt nên để học được ngành CNTT cần những người có trình độ Toán xuất sắc, đầu óc tư duy rất tốt.

Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành CNTT và việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong đời sống, nhu cầu nguồn lực trở nên đại chúng hơn và bất cứ ai có đủ khả năng trở thành một kỹ sư cũng đều có thể theo học và làm việc trong ngành CNTT. Tất nhiên những vị trí mũi nhọn và một số công việc nghiên cứu chuyên sâu thì vẫn rất cần và luôn có chỗ đứng cho những cá nhân xuất sắc.

Ngoại ngữ là điều bắt buộc khi theo học CNTT, nhưng nếu bạn chưa biết hay còn rất yếu về ngoại ngữ thì cũng đừng nên lấy đó là rào cản cho niềm say mê của mình. Ví dụ như tại ĐH FPT, những sinh viên chưa biết ngoại ngữ sẽ được đào tạo qua nhiều mức độ ngoại ngữ cho đến mức có thể theo học được.

Năm 2009 được coi là năm nên kinh tế toàn cầu gặp khá nhiều khó khăn, nhiều hãng có thế lực ở ngành CNTT đang có xu hướng cắt giảm nguồn nhân lực. Vậy theo ông xu hướng ngành CNTT trong năm nay và trong các năm kế tiếp sẽ như thế nào? Chuyên ngành nào của CNTT sẽ được khởi sắc trong tương lai?

Đã khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì chắc chắn không ngành nào có thể tránh được khó khăn. Nếu ngành CNTT Việt Nam không thay đổi và vẫn giữ nguyên cách làm cũ thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, ít nhất là tốc độ tăng trưởng sẽ không thể giữ được cao như những năm qua.

Nhưng nếu biết cách thay đổi và chất lượng nguồn nhân lực cho phép thì chúng ta thậm chí có thể tận dụng được cuộc khủng hoảng này để phát triển tốt hơn vì các khách hàng đều có nhu cầu cắt giảm chi phí. Họ sẵn sàng chuyển giao các công việc không thể cắt giảm được sang khu vực có chi phí thấp hơn như Việt Nam nếu chất lượng được đảm bảo.

Theo tôi thì sự phát triển của CNTT Việt Nam sẽ không giữ được mức độ tăng trưởng cao như trước trong 2 năm tới vì chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa cho phép chuyển đổi dạng công việc như đã nói ở trên một cách nhanh chóng.

Nhưng với các bạn sinh viên bây giờ mới bắt đầu chọn theo học ngành CNTT thì chẳng có gì đáng lo cả mà thậm chí còn là may mắn vì 4, 5 năm nữa khi các bạn ra trường, chắc chắn ngành CNTT sẽ phát triển còn mạnh mẽ hơn so với trước khủng hoảng và cơ hội cho các bạn sẽ rất lớn. Điều này đã có tiền lệ sau khủng hoảng những năm 2000.

Chuyên ngành phát triển mạnh nhất và có nhu cầu nguồn lực lớn nhất của ngành CNTT Việt Nam vẫn là ngành phần mềm để nhắm vào các thị trường nước ngoài, theo tôi thì ít ra cũng là trong 10 năm nữa. Sau đó mới đến các chuyên ngành Hệ thống thông tin và Ứng dụng CNTT sẽ phát triển khi các doanh nghiệp và xã hội của chúng ta thực sự trở thành xã hội điện tử và tự động hóa cao.

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành CNTT nhưng nhu cầu của các nhà tuyển dụng lại khá khắt khe. Vậy theo ông yêu cầu đầu tiên khi tuyển dụng ngành CNTT là gì?

Đa phần các chương trình đào tạo CNTT của chúng ta đang lạc hậu, không phải chỉ lạc hậu về công nghệ hay lý thuyết xuông nhiều quá, xa rời thực tế mà thực sự đang lạc hậu trong tư duy và cách tiếp cận. Do vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi một tỷ lệ lớn nguồn nhân lực CNTT của chúng ta không đáp ứng được nhu cầu xã hội, mặc dù nhu cầu ấy còn đang ở mức rất thấp so với thế giới.

Yêu cầu đầu tiên khi tuyển dụng là sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ cộng với khả năng cập nhật công nghệ và có những kỹ năng cá nhân và chuyên môn. Những kỹ năng này cần được rèn luyện trong môi trường càng giống thực càng tốt chứ không thể lấy từ sách ra được.

Xin cảm ơn ông!

Ở VN 50.000 mua sim điện thoại mới mỗi ngày

Để cạnh tranh đã khiến việc thay sim điện thoại di động của khách hàng như một thứ mốt - là việc các công ty viễn thông di động tung ra nhiều chiêu khuyến mãi như tặng thời lượng sử dụng, nhân đôi tài khoản...

Hiện VinaPhone có chương trình "Thêm bạn, thêm vui", theo đó mỗi số đện thoại trả trước đang hoạt động giới thiệu thêm một khách hàng mới hòa mạng sẽ được tặng 180 ngày sử dụng và 100% giá trị bộ hòa mạng của khách hàng giới thiệu. Nhờ phương thức này, số lượng thuê bao đăng ký mới của VinaPhone vọt lên trung bình 24.000 thuê bao/ngày, một con số chưa từng có trong lịch sử ngành thông tin di động.

Đứng sau VinaPhone là Viettel Mobile với lượng đăng ký mới khoảng 13.000 thuê bao/ngày. MobiFone xếp thứ ba với khoảng 12.000 thuê bao mới mỗi ngày. Nếu tính cả S-Fone và E-Mobile thì thuê bao di động mới của toàn thị trường đã vọt lên trên 50.000 thuê bao/ngày, gấp hơn 10 lần lượng thuê bao đăng ký mới một ngày của 2 năm trước đây. Tuy nhiên, đi kèm với số thuê bao tăng đột biến thì lượng khách hàng rời mạng cũng tăng với tốc độ khủng khiếp. Theo các mạng di động GSM, lượng thuê bao rời mạng thấp nhất là 50% số đăng ký mới, những ngày cao điểm có thể lên tới 70%.

Mặc dù vậy, các công ty vẫn tiếp tục đầu tư phát triển vào các thuê bao trả trước. Viettel Mobile cho biết, doanh thu trung bình trên một thuê bao trả sau của mạng 098 chỉ cao hơn thuê bao trả trước rất ít mà việc phát triển lại khó khăn hơn nhiều. Vì thế việc định hướng vào thuê bao trả trước tiếp tục là mục tiêu theo đuổi. VinaPhone và MobiFone cũng tiết lộ, doanh thu của các hợp đồng trả sau gấp gần 2 lần thuê bao trả trước nhưng các công ty này vẫn tiếp tục phải khuyến mãi mạnh cho thuê bao trả trước vì "thị trường buộc chúng tôi phải làm vậy", lãnh đạo của 2 công ty này trả lời.

Một chuyên gia hàng đầu về viễn thông gọi hiện tượng này là "sống chung với lũ". Ông nhận xét: "Chưa bao giờ việc 'bán' một chiếc sim di động lại kỳ lạ như hiện nay. Người ta không phải bán mà là phát miễn phí cho người khác nhưng vẫn được trả công tới hàng chục nghìn đồng/sim. Thế thì thuê bao làm gì mà chả tăng vọt".

Trên thực tế, giá sim di động của VinaPhone và MobiFone là 25.000 đồng/sim, Viettel Mobile là 19.000 đồng/sim nhưng các mạng di động đều khuyến mãi với mức tiền tặng khách hàng cao hơn tiền sim rất nhiều (tặng thêm hàng trăm nghìn đồng vào tài khoản).

Từ đầu năm tới nay, một sinh viên năm thứ 3 Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) đã thay tới 4 chiếc. Đây chỉ là một trường hợp điển hình của rất nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng thay sim di động "như thay áo".

Theo nhiều khách hàng, nguyên nhân chính khiến họ thường xuyên thay đổi là khi sử dụng dịch vụ trả trước, mua sim mới để gọi và nhắn tin rẻ hơn nhiều so với việc chi trả cho thẻ nạp tiền. Các hãng viễn thông cũng thừa nhận, những chương trình khuyến mãi lớn nhắm vào các thuê bao trả trước là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng "vứt" sim cũ, mua sim mới.

Sự trái ngược với việc doanh số điện thoại di dộng xuống dốc một cách rõ ràng vào quý hai của năm - Tổng doanh số thẻ SIM năm ngoái tăng trưởng ở con số kỉ lục là 3,07 tỉ, do các chương trình khuyến mại của các hãng.

Các xu hướng di động mới nổi bật năm 2009

Các ứng dụng di động cũng sẽ đạt đến thời hoàng kim với hàng loạt chương trình mới được thiết kế đặc biệt dành riêng cho smartphone.Các nhà sản xuất sẽ chú tâm cải tiến hiệu suất của điện thoại và biến những chú mobile mới trở nên thân thiện với môi trường. Năm 2008 là một năm lên ngôi của smartphone và điện thoại màn hình cảm ứng. Xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra và cuộc cạnh tranh sẽ trở nên căng thẳng hơn trong năm 2009. 12 tháng tới cũng sẽ có nhiều điều thú vị trên thị trường di động.

Điện thoại thân thiện với môi trường

Năm nay, các nhà sản xuất di động sẽ quan tâm sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Các quy trình sản xuất cũng sẽ hướng tới chuẩn mực “Xanh”.

Pin nhiên liệu là công nghệ được nhắc tới rất nhiều trong mấy năm gần đây nhưng thế hệ pin này vẫn chưa thể bùng nổ. Vì thế, các nhà sản xuất sẽ tinh chỉnh phần mềm để tối ưu mức tiêu thụ pin, nhằm giảm khí thải thoát ra ngoài môi trường.

Cùng tiến đến thế hệ di động “mở”

Mã nguồn mở đang trở thành tâm điểm chú ý của giới sản xuất di động. Năm ngoái, Google đã ra mắt chiếc smartphone đầu tiên sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Android. Liên minh mã nguồn mở do Google khởi xướng đã có sự góp mặt của những ông lớn, như ASUS, Garmin, HTC, LG, Motorola, Samsung và Sony Ericsson.

Mặc dù Kogan Agora Pro - chiếc smartphone thứ hai chạy hệ điều hành Google Android do công ty Kogan (Úc) sản xuất - đã phải hoãn ngày ra mắt nhưng có một điều chắc chắn rằng Samsung và HTC sẽ xuất trình điện thoại Android trong năm nay, rất có thể tại Hội nghị di động thế giới diễn ra trong tháng 2 tới.

2009 là năm “thăng hoa” của nền tảng mã nguồn mở nhưng thị trường di động cũng sẽ dành sự quan tâm cho thế hệ Symbian S60 5th Edition. Ngoài ra, cũng có thông tin Microsoft sẽ ra mắt một phiên bản mới của hệ điều hành Windows Mobile trong tháng tới.

Thời hoàng kim của các dịch vụ, ứng dụng web

Sau “gian hàng” ứng dụng trực tuyến của Apple và Google, RIM cũng sẽ ra mắt một dịch vụ tương tự. Và, Palm sắp góp mặt với App Catalog. Thị trường dịch vụ, ứng dụng web dành cho điện thoại sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các số điện thoại, nhạc, game, và các chương trình GPS sẽ là các dịch vụ chủ đạo vì mobile ngày càng được tăng cường các tính năng đa phương tiện.

Và, có một điều khá thú vị nữa là trong năm nay, người dùng sẽ chuyển từ hình thức lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ trong hay thẻ flash của di động sang các dịch vụ liên quan đến thẻ SIM do các hãng viễn thông cung cấp. Dịch vụ này có lẽ sẽ bùng nổ.

Tăng tốc độ truyền dữ liệu, giảm giá thành

Trong năm nay, người dùng di động sẽ được hưởng các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao nhưng giá thành các gói dịch vụ sẽ trở nên phải chăng hơn. Điều này rất cần thiết vì ngày càng có nhiều bộ phim được đăng tải trên Internet, nhu cầu download càng cao. Thế hệ mạng di động 4G là công nghệ được chờ đợi nhất trong năm nay.

Giao diện màn hình: Bàn phím dạng RIP

iPhone vẫn được ngưỡng mộ với màn hình cảm ứng bóng bẩy

Không phải ai cũng thích sử dụng màn hình cảm ứng để nhập liệu. Tuy nhiên, iPhone vẫn khiến người dùng ngưỡng mộ bởi giao diện màn hình bóng bẩy. Năm 2009 sẽ vẫn là năm “thăng hoa” của điện thoại touchscreen. Tất cả các hệ điều hành, từ Windows Mobile, Symbian, đến BlackBerry, OS X và Andriod đều sẽ có giao diện người dùng cảm ứng.

Các mẫu mã, ứng dụng của thiết bị di động được liên tục thay đổi theo sự phát triển của công nghệ. Nắm bắt được các xu thế mới của điện thoại di động trong năm giúp các doanh nghiệp cung cấp các thiết bị di động phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.

Sự thật về 700 sim điện thoại của Đan Trường

Anh Bo đã mua “bao lô” một lúc 700 chiếc sim điện thoại. Có phải anh ấy chơi ngông “vứt tiền qua cửa sổ”?

Vừa qua khi giải thưởng HTV Awards 2009 công bố danh sách các nghệ sĩ lọt vào tiop 3 thì cái tên Đan Trường vẫn tiếp tục trụ lại. Theo thong tin mà chúng tôi có được, Đan Trường hiện nay đang dẫn đầu danh sách hạng mục Nam ca sĩ của giải thưởng này.

Các fan club Đan Trường trên toàn quốc đã thi đua bình chọn cho Đan Trường trong giải thưởng HTV Awards. Riêng fan club tại Singapore và Đài Loan do không đủ điều kiện nhắn tin trực tiếp nên đã gửi... tiền về cho fan club tại TP.HCM ủng hộ 700 tin nhắn nhằm đẩy mạnh thần tượng của họ bứt phá ngoạn mục ở vòng đua quyết định cuối cùng.

700 tin nhắn đồng nghĩa với 700 số điện thoại di động không trùng lắp nhau được huy động, vì theo thể lệ bầu chọn của cuộc thi, mỗi số điện thoại chỉ có thể gọi hoặc nhắn tin bầu chọn cho nghệ sĩ mình yêu thích một lần duy nhất. Trước tình hình này, các fan của Đan Trường tại TP.HCM đã đến các cửa hàng điện thoại trên địa bàn TP.HCM để mua 700 cái sim khuyến mãi nhằm mục đích nhắn tin giúp cho fan club ở hải ngoại. Đích than Đan Trường cũng đã đến động viên, cảm ơn các fan đã ủng hộ anh. Không những thế, theo yêu cầu của các fan, anh “Bo” đã trực tiếp ngồi nhắn tin cùng với các em trong fan club TP.HCM.

Sự than thiện, gần gũi của Đan Trường đã làm buổi nhắn tin bình chọn cho fan club hải ngoại thật rôm rả, vui vẻ. Hỏi Đan Trường không ngại dư luận gièm pha, đồng nghiệp chê cười khi công khai việc anh ủng hộ, động viên các fan nhắn tin bầu chọn cho anh, Đan Trường nghiêm túc trả lời: “Việc làm này là bình thường, không có gì phải ngượng. Tôi biết nhiều nghệ sĩ cũng muốn được làm như tôi vè tôi thùa biết rất nhiều người đã và đang làm, nhưng họ không có fan club hùng hậu và nhiệt tình ở khắp mọi miền đất nước như fan club của Đan Trường. Thứ đến, HTV Awards là một giải thưởng công khai việc bầu chọn qua sim điện thoại, ban tổ chức khuyến khích nghệ sĩ kêu gọi các fan của họ tham gia bầu chọn thì việc tôi tham gia, ủng hộ các fan nhắn tin bầu chọn cho chính tôi là một việc làm đúng, có gì phải giấu giếm… ”Sim dễ nhớ

Song song với việc chạy nước rút ở vòng đua cuối HTV Awards, Đan Trường đã chính thức đặt bút kí nhận vai nam chính trong bộ phim “Nhất quỷ nhì ma” sẽ được khởi quay từ giữa tháng 7. Câu chuyện xoay quanh một lớp học cá biệt gồm 40 học sinh nghịch ngợm, ham chơi và quậy phá, đến mức cả trường phải đặt biệt danh là “40 tên cướp”. Khi cô chủ nhiệm của lớp nghỉ sinh, thầy cô giáo nào trong trường cũng ngần ngại, e dè không dám nhận lớp này. Cuối cùng trọng trách được giao cho Nghiêm Tuấn – một giáo sinh dạy văn trẻ mới chân ướt chân ráo về trường do Đan Trường thủ vai. Thầy giáo Nghiêm Tuấn bất đắc dĩ phải trở thành… chàng Alibaba để trị “40 tên cướp”. Do chưa có kinh nghiệm, ban đầu anh khốn khổ vì những trò tinh quái của “40 tên cướp”. Nhận biết phương pháp sư phạm không phù hợp với 40 em học sinh này, thầy giáo Nghiêm Tuấn chuyển sang phương pháp tiếp cận, tìm hiểu hoàn cảnh từng em một… Dần dà anh đã trở thành chỗ dựa tinh thần của lũ học trò bởi sự gần gũi và thân thiện như một người anh lớn với những đứa em và từng bước hòa mình với những tình huống trớ trêu thường xuyên xảy ra…

Trước hai câu hỏi thẳng thắn đặt ra của phóng viên: Nếu không nhầm thì đây không phải là vai diễn đầu tiên của Đan Trường. Lấn sang lĩnh vực điện ảnh khá lâu với khá nhiều vai diễn, Trường nghĩ sao khi những bộ phim mình tham gia đóng chưa thật sự gây được tiếng vang?

Gần đây, khi các show diễn cạn kiệt, kinh tế suy thoái buộc các nhà tài trợ “bỏ của chạy lấy người” nên các chương trình ca nhạc không còn ồ ạt như trước, nhiều ca sĩ “thất nghiệp”, không có lịch diễn nên đã tạm thời chuyển qua đóng phim hàng loạt, vậy cái tên Đan Trường có nằm trong vòng quay đó không? Đan Trường đã không ngần ngại trả lời: “Đến với điện ảnh, như một hình ảnh mới trong hoạt động nghệ thuật của Đan Trường. Tôi không xem đây là một lối rẽ của mình vì tôi là một ca sĩ. Nhưng mỗi vai diễn, Đan Trường luôn tập trung và cố gắng nhiều ”.

Với câu hỏi Đan Trường có nằm trong vòng quay kiểu đóng phim như một lối thoát, Đan Trường tự tin: “Tôi may mắn thể hiện đa dạng ở các dòng nhạc như nhạc trẻ, dân ca, truyền thống… nên diễn được tất cả các chương trình, từ lễ hội quốc gia đến show quảng cáo và các chương trình ca nhạc tạp kỹ ở vùng sâu , vùng xa từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, đến Đầm Dơi, Cái Nước của Cà Mau… Một lịch diễn trong mơ của những người làm nghệ thuật. Ngay việc đóng phim, Đan Trường cũng suy nghĩ rất kỹ vì chiếm rất nhiều thời gian của mình. Gần 2 tháng tham gia với cát sê được xem là cao ngất ngưởng so với thang giá hiện nay của diễn viên khi đóng phim truyền hình VN, nhưng vẫn không thấm vào đâu so với việc biểu diễn ca hát, nhưng Đan Trường vẫn tham gia bộ phim này, do nội dung kịch bản vừa có tính giáo dục, vừa có tính nhân văn, phù hợp với tính cách của Đan Trường”.

Song song với việc chạy nước rút ở vòng đua cuối HTV Awards, Đan Trường đã chính thức đặt bút kí nhận vai nam chính trong bộ phim “Nhất quỷ nhì ma” sẽ được khởi quay từ giữa tháng 7

Chính phủ chấm dứt ưu đãi thuế và phí đối với ôtô

Trong vòng hơn một tháng nữa, các chính sách miễn giảm thuế và phí đối với mặt hàng ôtô và linh kiện phụ tùng sẽ chấm dứt theo Nghị quyết của Chính phủ ban hành 11/11.

Quyết định của Chính phủ đã chấm dứt những tranh cãi xoay quanh vấn đề có hay không việc tiếp tục giảm thuế VAT và phí trước bạ đối với các mặt hàng ôtô và linh kiện phụ tùng. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) cũng có câu trả lời cho văn bản xin được ưu đãi thuế đến hết năm 2010.

Theo đó, hết ngày 31/12, phí trước bạ đối với mặt hàng bán ôtô tại Hà Nội và TP HCM sẽ quay về mức cũ 12%, thay vì 6% như hiện hành. Các tỉnh thành phố khác sẽ là 10%, thay vì 5%.

Ngoài phí trước bạ, từ tháng 1/2010, thuế VAT đối với ôtô cùng với nhiều nhóm mặt hàng khác cũng quay về mức cũ 10%, thay vì 5% như hiện hành.

Việc giảm thuế VAT, phí trước bạ đối với một số mặt hàng cơ bản được thực hiện từ 1/2/2009 theo chủ trương của Chính phủ về kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp.

Theo đó, các nhóm hàng được giảm 50% thuế VAT gồm một số mặt hàng xây dựng, nguyên liệu phụ tùng, dêt may, kim loại màu, kim loại quý, ôtô, phụ tùng, tàu thuyền khuôn đúc nhập khẩu và các loại dịch vụ vẩn tải hàng hóa, hành khách...

Theo số liệu của Tổng cục Thuế chỉ tính riêng 2 khoản ưu đãi là giảm và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thuế giá trị gia tăng trong nửa năm 2009 đã mang lại cho các doanh nghiệp nguồn tài chính trong năm lên đến 14.692 tỷ đồng. Trong đó có 4.670 tỷ đồng thuế VAT được giảm.Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố hôm qua cũng cho thấy, tính từ năm 2007 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam phải cắt giảm khoảng 1.500-2.000 dòng thuế, giảm thu bình quân 2.000-3.000 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2010, VN tiếp tục thực hiện việc cắt giảm thuế theo cam kết với khoản thu dự kiến giảm trên 3.000 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết của Chính phủ, riêng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tiếp tục được giãn nộp đến hết quý I/2010. Các đơn vị được hưởng ưu đãi thuế phải đảm bảo điều kiện là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng dệt may, da giày, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

'Nhập nhằng' điện thoại 2 SIM

Nhu cầu cân bằng các mối quan hệ giữa công việc và cá nhân khiến nhiều người bắt đầu quan tâm đến một chiếc điện thoại có khả năng sử dụng hai SIM hơn là giải pháp sử dụng cùng lúc hai máy điện thoại như trước đây. Hiện nay, tại thị trường chính hãng có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ hai SIM, tuy nhiên, hầu hết đều có nguồn gốc từ những thương hiệu nhỏ.

Sân chơi của thương hiệu nhỏ

Trước đây, khi có nhu cầu mua máy hai sim điện thoại để tiện việc liên lạc, người tiêu dùng không khỏi lo ngại vì hầu hết các điện thoại này đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là các mặt hàng trôi nổi. Cho đến thời điểm này, dù hầu hết các sản phẩm điện thoại hai SIM vẫn có “lý lịch” từ Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng có thể tạm yên tâm hơn vì chất lượng và chế độ bảo hành của các sản phẩm này khi mua tại các hệ thống siêu thị lớn và uy tín.

Hiện nay, trên thị trường chính hãng, hơn 90% sản phẩm điện thoại di động hai sim mobile có nguồn gốc từ các thương hiệu nhỏ như: K-Touch, Bavapen, Mobell, WellcoM, Cayon, I-Talk,... Tuy nhiên, không phải các model điện thoại nào được quảng cáo là hai SIM đều có thể hoạt động hai SIM song song cùng một lúc. Thực tế vẫn có những model tại mỗi thời điểm chỉ sử dụng được một SIM duy nhất, để sử dụng SIM thứ hai đòi hỏi người dùng phải thực hiện thao tác chuyển trạng thái hoạt động giữa hai SIM.

Một trong những những ưu điểm của dòng sản phẩm này là kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng bắt mắt, đặc biệt là giá cả rất cạnh tranh. Chỉ khoảng 1 - 2,5 triệu đồng người dùng đã có thể sở hữu một máy điện thoại hai SIM với những tính năng giải trí đi kèm như: nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, màn hình cảm ứng,...

Số liệu kinh doanh của hệ thống Thegioididong.com cho thấy, sản phẩm hai SIM của các thương hiệu nhỏ đang chiếm một thị phần khá lớn, hơn 30% số lượng máy bán ra toàn hệ thống, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Những sản phẩm có thiết kế thanh lịch, đẹp, tính năng đa dạng, giá mềm (dưới 1,5 triệu),… là những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay bao gồm: Cayon C308, E520, C350; Mobell M220, M210; K-Touch B858, A665, B2202, A610,… Theo một nhân viên bán hàng, các sản phẩm điện thoại hai SIM như Mobell, K-Touch, WellcoM, Q-mobile,... luôn thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng nhờ vào kiểu dáng thời trang, tính năng giải trí đa dạng, giá mềm. Do các thương hiệu này còn tương đối mới nên tất cả những sản phẩm nhập về đều được kiểm tra và dán tem trước khi đem ra bán cho khách hàng.

Trong khi các thương hiệu nhỏ “làm mưa làm gió” trên thị trường với hàng trăm mẫu mã đủ chủng đủ loại thì các thương hiệu lớn lại hầu như không có bất kỳ sản phẩm hai SIM nào trừ một số model ít ỏi của Samsung, Acer,... Tuy nhiên, những sản phẩm này có giá thành khá cao, từ 3 triệu đồng trở lên, do đó rất kén khách.

Chất lượng: tiền nào của đó!

Dùng được hai SIM với giá rẻ, đó là đặc điểm duy nhất thu hút khách hàng của những dòng máy này. Tuy nhiên, nhiều người dùng sau khi mua và sử dụng rồi mới vỡ lẽ nhiều điều. “Trước đây, tôi có dùng điện thoại của hãng Malata, nhưng chỉ sử dụng được 6 tháng thì nguồn hay chập chờn. Mặc dù có đi bảo hành nhiều lần nhưng ‘bệnh cũ’ vẫn tái diễn. Tôi quyết định chuyển sang dùng thử điện thoại 2 SIM của hãng khác thấy chất lượng tạm ổn. Tuy nhiên, việc sử dụng một điện thoại hai SIM dễ làm tôi bị lộn tin nhắn giữa người này và người khác do thiết lập trong máy khá rắc rối.”- anh Dũng, Giám đốc Công ty bất động sản Mỹ Hào cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm dùng điện thoại hai SIM khá “xương máu” của mình, một người dùng tên Quang kể: “Sử dụng điện thoại 2 SIM đôi khi còn mang tính may rủi. Tôi có dùng thử điện thoại K-Touch vì thấy máy có nhiều tính năng giải trí, màn hình cảm ứng lớn, đặc biệt là máy ảnh số lên đến 5 ‘chấm’ mà giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, vừa mua về được vài ngày máy đã bị lỏng phần khớp nắp đậy pin phía sau nên phải đem đi bảo hành”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hầu hết các lại máy này đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Các nhà phân phối tại Việt Nam sang mua linh kiện giá rẻ từ các cửa hàng ở Trung Quốc rồi in thương hiệu của mình lên sản phẩm, sau đó nhập về Việt Nam và bán ra thị trường.

Một số thương hiệu có nhà phân phối rõ ràng, có chế độ bảo hành và hậu mãi. Với các thương hiệu này, để cạnh tranh, họ đều phải chạy theo số lượng và mẫu mã nhằm thu hút khách hàng, hơn là nâng cao chất lượng máy. Nhân viên bảo hành tên Ánh của một hãng điện thoại tại Q1, TP.HCM cho biết: “Các máy đem đến bảo hàng thường rơi vào các ‘bệnh’ như: hư dây nguồn làm ảnh hưởng đến màn hình, loa, bộ rung. Chất lượng màn hình chưa được tốt lắm, thường xảy ra tình trạng bể màn hình do bị cấn. Bệnh không nhận hai SIM cũng khá nhiều...”.

Vòng đời của những chiếc máy này cũng khá ngắn, chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt, bán hết lô hàng, nhà phân phối liền bỏ mẫu và giới thiệu những mẫu điện thoại mới, đẹp hơn với giá rẻ hơn. Vì vậy, thực khó mà tìm mua linh kiện thay thế hay sửa chữa khi bị hư hỏng. Tuy nhiên, người dùng cũng không mấy quan tâm vì giá thành quá rẻ, chỉ cần sử dụng trung bình khoảng một năm rồi bỏ cũng không tiếc.

Theo phân tích của Giám đốc kinh doanh một siêu thị bán lẻ ĐTDĐ, người dùng hiện nay dễ dàng nhận thấy thị trường Việt Nam xuất hiện tràn lan các mẫu điện thoại hai SIM của những thương hiệu rất lạ. Trong khi đó, những thương hiệu quen thuộc như Nokia, Motorola, Sony Ericsson,… gần như vắng bóng. Điều này dễ hiểu bởi mức chênh lệch giá giữa các thương hiệu này khá lớn, có khi một chiếc ĐTDĐ hai SIM của Samsung có giá gần bằng 3 chiếc ĐTDĐ hai SIM của một thương hiệu lạ.

Hơn nữa, đa số người dùng lại ham rẻ, thậm chí có người biết chất lượng không bền nhưng vẫn mua dùng vì “để xài SIM khuyến mãi của các nhà mạng” hay “xài một thời gian rồi đổi điện thoại mới, không mất bao nhiêu tiền”. Thương hiệu của những chiếc điện thoại hai SIM hiện nay đều rất lạ tai, người dùng chỉ mới nghe đến lần đầu, không mấy ai rành về xuất xứ của nó. Thế nhưng người dùng chỉ cần biết giá rẻ, nhiều tính năng và mua. Chất lượng của nó thì chẳng ai quan tâm và có lẽ cũng không cần quan tâm bởi “tiền nào của nấy”!

Cách khắc phục khi điện thoại rơi xuống nước

Trên thực tế, đã có nhiều bài viết về cách cấp cứu điện thoại khi rơi xuống nước nhưng không ai đề cập tới những vấn đề phải tránh. Bên cạnh đó, nhiều chi tiết trong các hướng dẫn này cũng có vấn đề. Dưới đây là những điều bạn KHÔNG nên làm khi điện thoại rơi xuống nước.

1.Lò vi sóng sẽ là thảm họa:

Đây là một điều cũng được nhiều website đề cập. Cụ thể hơn, có những lời khuyên đại loại như để máy trong lò vi sóng và để mức nhiệt thấp. Điều này thực sự nguy hiểm bởi trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ không những không cứu được điện thoại mà còn phá hỏng luôn cả lò vi sóng.

2. Tuyệt đối không cho điện thoại vào tủ lạnh:

Nhiều người khuyên nên cho mua điện thoại dính nước vào tủ lạnh vì lý do tủ lạnh làm mát bằng cách rút hơi ẩm ra. Trên thực tế, điều này là không nên vì hầu hết các tủ lạnh hiện đại đều là loại tự động có khả năng điều chỉnh, giữ ẩm … nên có thể làm hỏng mạch điện thoại của bạn.

3. Không cho điện thoại vào ngăn đá:

Độ lạnh cao trong ngăn đá sẽ làm hỏng màn hình LCD trong điện thoại của bạn nên đây là điều tuyệt đối không làm bất kể bạn có đọc được lời khuyên này ở đâu.

4. Tránh sử dụng máy sấy tóc:

Nhiều người quen dùng máy sấy để làm khô các đồ vật bị ướt và với họ, số điện thoại di động cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đây cũng là điều không nên làm bởi luồng khi mạnh thổi ra từ máy sấy sẽ đẩy nước vào sâu hơn trong điện thoại và làm hỏng hóc thêm các thành phần, linh kiện điện tử bên trong điện thoại bị dính nước.

5. Không nên làm nóng pin:

Bất kể khi định thử một phương pháp cứu chữa nào, bạn cần nhớ tháo pin ra trước tiên – đặc biệt là đối với các giải pháp liên quan tới nhiệt độ cao. Các loại pin Lithium (nhất là Lithium-Ion) rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ phát nổ khi quá nóng gây hỏng hóc tăng cường và thậm chí gây hại đối với người dùng.

6. Không đặt điện thoại trước máy thổi đá:

Mặc dù cũng làm lạnh hoặc làm nóng nhưng các loại máy thổi đá (có thể kết hợp sưởi) lại dùng hơi ẩm để truyền nhiệt hoặc hơi mát, chính vì thế đặt điện thoại trước máy thổi cũng đồng nghĩa với việc bạn quẳng nó xuống nước. Độ ẩm trong máy tăng nhanh sẽ khiến màn hình bị mờ và mạch rỉ sét.

Không lắp pin nếu màn hình có hiện tương đọng sương:

khi sương đọng trên màn hình cho thấy bên trong mobile vẫn còn hơi ẩm. Nếu điều này xảy ra, bạn không nên thử vận may bằng cách lắp pin hay cắm sạc. Thay vào đó, bạn hãy để máy ở nơi khô ráo thêm 2-3 ngày, nếu sau 2-3 ngày mà hơi ẩm vẫn không hết, bạn nên để tối thiểu thêm 24 tiếng nữa trước khi bật thử lại.

Câu chuyện về sim vip

Sự truy lùng sim số đẹp của các đại gia đã khiến thị trướng sim trong nước trở lên rất nhộn nhịp.

Ai cũng vậy, muốn kiếm cho mình một số phù hợp, đó có thể là số ngày sinh kiểu như 09xx18.07.85; 01x18.07.1985…hay một số điện thoại hợp phong thủy, hợp tuổi tácKhi “mốt” chơi biển số xe không còn thịnh thì các “đại gia” quan tâm nhiều hơn đến con số điện thoại của mình và quy luật tất yếu “sim số đẹp” lên ngôi.Trước đây, để khẳng định giá trị của bản thân, người ta cần một chiếc xe biển đẹp, cầm trên tay một chiếc điện thoại di động thì nay, có thêm nhu cầu sở hữu sim đẹp để thể hiện đẳng cấp, từ quan niệm đó mà những cuộc truy lùng “sim số đẹp” của các "đại gia" bắt đầu.

Mỗi số sim đẹp lại gắn với một tên gọi và ý nghĩa nhất định, như tam hoa, tứ quý, ngũ lộc…hay gánh, lặp…rồi đến đầu số cũ, đầu số mới, những số sim đầu tiên… Thôi thì vô thiên lủng kiểu sim đẹp.

“Tam hoa” có nghĩa là số điện thoại có 3 số cuối giống nhau, như 09xxxxx333, 01xxxxxx333; tương tự thế tứ quý là 4 như 09xxxx4444, 01xxxxx4444; "độc đắc hơn là 5, 6, thậm chí 7 số giống nhau…và càng nhiều số giống nhau sim càng đắt.

Rồi thì những sim được xem là những thuê bao đầu tiên của điện thoại di động như 09034xxxxx…cũng rất nhiều người muốn sở hữu, khi dùng nó người ta sẽ biết mình là “đại gia” bởi chỉ có “đại gia” mới là người có tiền để dùng số điện thoại "ra lò" thuở ... sơ khai.

Thông thường, chỉ những người làm ăn kinh doanh họ mới quan tâm đến những con số, họ phải chọn số phù hợp để còn ăn nên làm ra. Tuy nhiên, giờ đây tất cả mọi người, mọi giới ai cũng quan tâm đến con số của mình bởi nó đang là trào lưu.

Khi nhìn một số điện thoại, nếu là dân “ngoại đạo” bạn sẽ không bao giờ biết nó đẹp ở chỗ nào nhưng nếu nghe chủ nhân hay người bán giải thích thì không những bạn thấy đẹp mà thậm chí còn muốn mua là đằng khác.

Theo cách giải thích này thì những con số trên sim mang những ý nghĩa nhất định, cụ thể được biết đến nhiều nhất là các bộ số như lộc phát 68, phát lộc 86, thần tài 39; 79 hay như 1102 ngĩa là “độc nhất vô nhị”, 4078 nghĩa là bốn mùa không thất bát…

Chẳng hạn như số 0903409383 được giải là “đại tài phát tài, tài nhiều như nước, số mệnh hanh thông”, số 090.616.0077 có ý nghĩa là “lộc sinh lộc không thất” ,số 09.16.16.8888 chiếc sim tứ quý được giải là “trường sinh lộc, sinh lộc, tứ phát”…và còn nhiều những dãy số khác được giải thích theo kiểu này.

Tất nhiên giá của mỗi chiếc sim như thế này không hề rẻ, từ 500 nghìn cho đến hàng trăm triệu đồng.

Chiếc sim này được một "đại gia" mua với giá gần 80 triệu đồng.

Như chiếc sim “trường sinh lộc 09.16.16.8888” chẳng hạn, theo chủ cũ của chiếc sim, anh Thắng chủ nhân website sim số “nganhangsimso.com” cho biết: Lúc anh sở hữu chiếc sim nó có giá khoảng 25 triệu đồng, sau đó anh đã ủng hộ cho một quỹ từ thiện để đem ra đấu giá và nó đã được bán với giá gần 80 triệu đồng.

Và những "con" sim không cần giải thích ý nghĩa.

Đó là những sim điện thoại được xếp vào dạng “VIP” như 09x7777777; 09x9999999…những sim này được định giá trên thị trường vào khoảng từ 4 – 5 trăm triệu đồng, thậm chí còn cao hơn thế rất nhiều.

Nếu muốn mua hay đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về sim số đẹp bạn có thể truy cập vào các website simphongthuy.com; sim84.com; thegioisimso.net; nganhangsimso.com….

Săn tìm sim " đại gia"

Mốt chơi sim đẹp, số VIP đã có từ rất lâu trong cộng đồng teen để thể hiện đẳng cấp, dân chơi. Song không hẳn teen nào cũng có đủ khả năng để tự “tậu” cho mình một sim số thuộc hàng “đại gia”. Muốn sở hữu trong tay những số lặp, số đảo đẹp như trong mơ hay tứ quý 8, nhiều teen đã phải bỏ ra rất nhiều tiền thuê để có dịp lên mặt với bạn bè.

Mấy ngày nay trong lớp ai cũng trầm trồ rằng chàng N (trường PT - TP.HCM) nhìn “cù lần” vậy mà sở hữu cái sim đuôi 6868 cực VIP. Mỗi khi thấy N gọi điện cho thành viên nào trong lớp thì y như rằng bạn đó cứ trầm trồ mãi.

Ngay cả những teen con nhà giàu trong trường cũng chưa chắc dám chạm tay đến số sim của N vì theo như trên thị trường thì số đuôi 6868 như N có giá phải trên 30 triệu chứ không ít. Những ngày đầu vào lớp N cứ vênh vênh mặt khiến bạn bè cảm thấy vừa nể vừa khó chịu. N nhất quyết không khai tại sao bỗng chốc từ một anh chàng “cù lần” lại “lột xác” nhanh như thế.

Tuy nhiên N không hề giấu chuyện này khi mang tâm sự cùng cậu bạn thân, sim VIP N đang sử dụng được thuê lại của người bạn đang kinh doanh điện thoại, sim. N chỉ cần bỏ ra khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng là sở hữu trong tay số sim này, đảm bảo mang ra sử dụng bạn bè phải loá cả mắt. N tâm sự: “Nhiều khi mình gọi điện bạn bè nhìn số điện thoại cứ ngỡ... đại gia nào đang gọi đến. Sử dụng sim số VIP như thế khiến không chỉ bạn bè mà ra đường ai vô tình biết mình sử dụng số đuôi 6868 cũng trầm trồ hỏi thăm xem tiền ở đâu mà mua được con sim khủng như thế!”.

Cô bạn L (trường HT) vì đang là người mẫu teen, nên muốn thể hiện đẳng cấp với dân trong nghề và không chịu thua bạn kém bè nhưng không có điều kiện cũng bỏ tiền ra thuê một sim ngũ quý 6. Mất trên 1 triệu tiền thuê sim mỗi tháng nhưng bù lại từ khi có sim khủng trong tay đẳng cấp của L cũng được nâng tầm lên đôi chút trong mắt bạn bè đồng nghiệp.

Chơi sim hay đua đòi?

Nhiều teen dù bản thân không có gì đặc biệt hay gia đình cũng chẳng mấy khá giả nhưng bắt đầu đua đòi, ăn theo bạn bè rồi nhịn ăn, biển thủ tiền học phí để thuê sim đẹp sử dụng. Như anh chàng K (trường NH) chẳng hạn, thấy nhiều bạn con nhà giàu trong lớp dùng sim đẹp, được bạn bè trầm trồ thán phục, anh chàng lên mạng lần ra được mối cho thuê sim với giá khoảng 1-3 trịêu/ tháng tùy vào mức độ đẹp của sim di động . K chấm số sim đuôi 7979 và sau đó anh chàng bắt đầu những tháng ngày u.

Thú chơi điện thoại cổ

Thời gian gần đây, giới trẻ Sài thành rộ lên phong trào thích hàng cổ, hàng độc như nhóm những người yêu Vespa cổ, nhóm những người yêu điện thoại cổ, nhóm những người yêu thích phim kinh điển... Nói chung là cái gì càng cổ càng hiếm mà vẫn còn sử dụng được thì mới được cho là sành điệu, mới được coi là “style”.

Trong đó nhóm dân chơi điện thoại cổ được chia ra làm nhiều loại như chơi điện thoại cổ loại nghe nhạc đầu tiên của thế giới, nhóm chơi điện thoại loại nắp gập đầu tiên trên thế giới...

Đầu tiên họ là những người có cùng chung một sở thích, sau đó họ thành lập ra câu lạc bộ dành cho những người có cùng niềm đam mê với mục đích cùng chia sẻ niềm yêu thích của nhau.

Không những thế, từ những chiếc điện thoại bình thường họ mod thành những chiếc điện thoại vô cùng xinh xắn và độc đáo mang đầy tính sáng tạo. Điện thoại Siemens SL series là đại diện cho loại điện thoại này. Dòng máy SL nổi tiếng vì chức năng nghe nhạc tuyệt vời và hỗ trợ ứng dụng Java cực mạnh. Và đây là chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài. Máy hiện nay đã có nhiều bản firmware do những người chơi sau này viết lại ví dụ như bán winxp, paradise, mac OS.

Những người chơi điện thoại SL ở Việt Nam hiện nay tự tạo cho mình những chiếc vỏ gỗ độc đáo góp phần làm tôn vinh giá trị những tính năng của chiếc điện thoại, cũng như khẳng định niềm đam mê của mình, trong đó nổi tiếng là “con” Mobiado, Mobistar...

Ngoài dòng SL còn có những dòng điện thoại cổ khác mà dân chơi điện thoại cổ đang săn lùng đó là dòng Motorola StarTAC. Motorola StarTAC là dòng điện thoại nắp gập đầu tiên trên thế giới.

Khi mới vừa tung ra nó như một hiện tượng, một biểu tượng của sự thành công trong giới doanh nhân. Với dáng vẻ cổ điển nhưng pha lẫn chút hiện đại, thiết kế của Motorola StarTAC là nền tảng thiết kế cho những dòng điện thoại sau này.

Tại TPHCM, đang có trang web sl4x.com dành cho những người yêu thích loại điện thoại Motorola StarTAC. Trang web này ra đời với mục đích tạo điều kiện cho các thành viên xích lại gần nhau hơn, tạo ra một sân chơi chung mà trong đó các thành viên có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau không chỉ trong lĩnh vực chơi điện thoại mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa.

Các thành viên của câu lạc bộ đa số là học sinh, sinh viên, sinh hoạt chủ yếu thông qua mạng. Thường thì các thành viên tổ chức gặp mặt bằng một buổi offline.

Thời gian quy định offline không định kỳ, khi một thành viên bất kỳ trong câu lạc bộ có những khám phá mới xung quanh chiếc điện thoại thì họ sẽ tập hợp các thành viên lại để cùng nhau chia sẻ về những cái mới ấy. Thường thì mỗi buổi offline có một chủ đề khác nhau.

Trong mỗi buổi offline, các thành viên đều có quyền đấu giá những hàng độc mà mình có, những hàng độc đó có thể là chiếc điện thoại tự chế có một không hai, hoặc là một bộ loa, một con thú nhồi bông, một đôi giày...

Tuy nhiên, không phải buổi offline nào cũng chỉ dành để nói về điện thoại mà có khi đó chỉ là một buổi trao giải cho những cuộc đấu giá lùi trên mạng mà các thành viên trong câu lạc bộ tham gia.

Những câu lạc bộ kiểu này không những được thành lập gói gọn trong một địa phương mà còn có sự liên kết niềm đam mê của các thành viên ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Trong đó hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội là nơi tập trung các thành viên ở hai miền Nam Bắc. Không những thế, những buổi offline ở TPHCM đôi khi còn có một vài thành viên ở Hà Nội được đại diện vào chung vui và ngược lại.

Những thành viên trong câu lạc bộ phải cùng có một phương châm: tất cả vì một cái chung và vui là chính, nên số tiền họ có từ những món đồ đem ra đấu giá được các thành viên dùng để làm từ thiện. Đó cũng là một phong cách chơi.

"Quả táo" đứng trước nguy cơ bị kiện

Hãng điện thoại Nokia quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng với Apple

Hiện Nokia đang thống trị thị trường di động toàn cầu nhưng đã mất một vài phân khúc vào tay các “tân binh” sản xuất dòng điện thoại thông minh như Apple. Apple bắt đầu nhảy vào thị trường này với mẫu điện thoại iPhone vào giữa năm 2007.

Theo Nokia, hãng đã đệ đơn lên tòa án Liên bang tại Delaware, Mỹ cáo buộc Apple sử dụng trái phép 10 bằng sáng chế liên quan tới công nghệ GSM, UMTS và công nghệ giúp điện thoại tương thích với một hoặc nhiều chuẩn LAN không dây.

Trong đơn kiện, Nokia cũng cho biết hãng này sẽ đòi Apple phải bồi thường vì việc sử dụng các bằng sáng chế này mà không xin phép. Khoản bồi thường này sẽ bao gồm cả lãi suất tính cho những vi phạm trong quá khứ

Tuy nhiên, Nokia không tiết lộ hãng này đòi số tiền bồi thường bao nhiêu.

“Các thiết bị liên lạc không dây của Apple đã tận dụng kết quả nghiên cứu và sự đầu tư suốt hàng thập niên không ngừng nghỉ của Nokia để xây dựng nên các giao thức liên lạc hiện nay”, Nokia nói trong đơn kiện “Bằng việc từ chối đền bù cho Nokia khi sử dụng các tấm bằng sáng chế công nghệ của chúng tôi, Apple đang cố hưởng lợi trên hàng tỷ USD mà Nokia đã đầu tư để có được chúng”.

Đến thời điểm này, Apple vẫn từ chối đưa ra lời bình luận về vụ kiện cáo.

Trận chiến pháp lý về bản quyền của 10 bằng sáng chế công nghệ giữa Nokia và Apple dễ có thể mất đến vài năm.