Hôm nay kiến thức làm giàu giới thiệu cho các bạn kế sách : Muốn bắt nên thả
1. Câu chuyện xuất xứ
Họ hàng nhà ong mật sở hữu cả một cánh đồng hoa cải rộng lớn ven
sông, quanh năm thức ăn dồi dào, cuộc sống sung túc. Cũng vì thế mà
chúng luôn phải lo ngày đêm canh giữ không để cho những bầy ong khác
chiếm mất kho thức ăn quý giá này.
Vào một buổi sáng, khi ong mật chúa còn đang ngái ngủ thì một chú
ong thợ hớt hải chạy vào báo tin rằng có một bầy ong vò vẽ đang kéo đến
gây chiến. Ong chúa liền khoác áo giáp dẫn đầu bầy ong ra nghênh
chiến. Sao một hồi giao tranh quyết liệt, ong mật chúa mưu trí đặt bẫy
bắt được ong vò vẽ chúa.
Theo luật lệ của bầy ong mật thì ong vò vẽ chúa phải chịu tội chết.
Tuy nhiên, ong mật chúa sau nhiều ngày nghĩ ngợi phân tích thấy rằng
nếu ong vò vẽ chúa bị chết thì chắc chắn bầy ong vò vẽ sẽ gây chiến mãi
không thôi, chi bằng để cho đối phương một cơ hội sống ta sẽ làm cho
chúng tâm phục khẩu phục, biến thù thành bạn. Vì thế, nó ra lệnh phóng
thích cho ong vò vẽ chúa.
Ong vò vẽ chúa tuy được thả nhưng trong lòng rất hậm hực và cảm thấy
bẽ bàng. Nó lại dẫn quân đến phá cánh đồng hoa của nhà ong mật. Nhưng
chỉ sau một lúc giao chiến nó gặp mai phục và bị bắt lần thứ hai.
Cũng như lần trước, ong mật chúa không giết nó và nói rằng từ nay
trở đi hai bên hãy sống hòa hảo. Ong vò vẽ chúa quay về tổ nghĩ ngợi
rất mông lung, nó không tin rằng ong mật chúa nói thật mà đó chẳng qua
là hư chiêu làm cho mình chủ quan rồi một ngày nào đó sẽ đánh chiếm lại
tổ của mình. Nghĩ vậy, nó quyết định chuẩn bị thật kỹ càng và đánh một
trận cuối cùng.
Một lần nữa, bầy ong vò vẽ lại thất bại thảm hại. Ong vò vẽ chúa suy
sụp gục mặt chờ chết. Nhưng thật ngạc nhiên, ong mật chúa đã bước tới
đỡ ong vò vẽ chúa đứng dậy và nhắc lại mong muốn kết bạn và chung sống
hòa bình của loài ong mật. Đến lúc này, ong vò vẽ chúa bừng tỉnh, nó
hiểu rằng những điều ong mật chúa nói là sự thật. Nó tâm phục khẩu phục
cam kết cùng ong mật sống trong hòa bình và tự nguyện làm phên dậu cho
đàn ong mật.
2. Cốt lõi kế sách
Muốn khuất phục người khác không nên chỉ dựa vào sức mạnh mà phải
biết dựa vào trí tuệ và sự thành tâm của mình. Hành động thấu tình đạt
lý sẽ giúp ta thu phục được lòng người, thêm bạn bớt thù là thêm nhiều
thành công trong cuộc sống.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:
Trong kinh doanh, nghệ thuật tác động vào tâm lý tiêu dùng, thay vì
mình muốn bán, lại làm cho khách hàng muốn mua là nghệ thuật đem lại sự
thành công cho doanh nghiệp
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1.Triết lý chờ đợi
Ở Trung Quốc, có một cửa hàng thực phẩm tên là Bác Ái, đã có lịch sử trên 50 năm và buôn bán rất đông khách.
Bí quyết kinh doanh của cửa hàng hết sức đặc biệt. Đó là hàng ngày
họ chỉ làm một lượng thực phẩm nhất định, khi nào bán hết thì lập tức
đóng cửa hàng. Nếu khách hàng đến muộn, chủ quán sẽ vui vẻ xin lỗi và
hẹn rằng ngày mai xin mời khách đến sớm hơn. Lý do là món chân giò hun
khói ở đây thơm ngon đặc biệt, được chế biến kỹ càng và an toàn tuyệt
đối. Để giữ uy tín, cửa hàng có nguyên tắc là không không bán ra ngoài
mà chỉ bán cho khách đến tận nơi mua để tránh tình trạng làm vội, làm
dối cho kịp các đơn đặt hàng. Vì thế, mỗi ngày cửa hàng chỉ làm khoảng
300 chân giò hun khói, nếu bạn đến muộn thì sẽ phải về không do một số
khách hôm trước chưa mua được đã đặt mua hết mất rồi
Trong quá trình phát triển đó, số lượng thực phẩm của họ bán ngày
càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên họ vẫn duy trì một
nguyên tắc không bán quá số thực phẩm họ quy định trong ngày. Thực tế
là, dù có phải chờ đợi thêm 1 ngày nhưng lượng khách đến mua không hề
thuyên giảm mà lại còn tăng lên
*Cách thức áp dụng kế sách:
Nghệ thuật ‘Xin mời quý khách ngày mai tới mua’ của ông chủ cửa hàng
Bác Ái rất hiệu nghiệm. Cửa hàng có dụng ý làm cho khả năng cung ứng
của mình thấp hơn nhu cầu của khách hàng, cố ý không thỏa mãn hết mong
muốn của khách. Với thực phẩm thơm ngon như thế nếu không mua được
đương nhiên khách sẽ canh cánh trong lòng và hôm sau nhất định sẽ đến
mua từ sớm, như thế cầm chắc việc bán được hàng .
2. Giao ‘thượng đế’ cho đối thủ
Ở Mỹ, sự cạnh tranh giữa các công ty vô cùng gay gắt, họ luôn cố
gắng tìm mọi cách không để khách hàng rơi vào tay đối thủ của mình. Tuy
nhiên, công ty My Joy đặt tại thành phố New York lại là một ngoại lệ.
Mọi khách hàng khi đến công ty My Joy đều được phục vụ hết sức chu
đáo, họ có thêm xem hàng thỏa thích và câu nói cửa miệng của nhân viên
phục vụ ở đây là ‘nếu bạn chưa chọn được món đồ ưng ý ở đây, chúng tôi
sẵn sàng giới thiệu cho bạn sang những cửa hàng khác trong thành phố
này’. Cách tiếp thị đó đã gây ra sự ngạc nhiên tột độ cho mọi khách
hàng, bởi xưa nay họ chưa từng thấy công ty nào lại tự nguyện ‘tặng’
khách hàng cho các đối thủ khác. Phương châm kinh doanh ‘mạo hiểm’ của
My Joy không những không đẩy khách đi mà trái lại còn thu hút nhiều
khách hơn.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Thực ra, My Joy chủ động ‘thả’ chẳng qua là biện pháp tâm lý, khiến
cho khách cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào đạo đức kinh doanh của
công ty hơn. Thực ra, họ biết chắc rằng mình sẽ ‘bắt’ được khách do
công ty luôn có mặt hàng vô cùng phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả
phải chăng
Chỉ trừ trường hợp món hàng đó quá đặc biệt thì My Joy mới giới
thiệu cho khách đến mua ở nơi khác. Nói là nơi khác nhưng đó đều là
những cửa hàng ‘cùng hội cùng thuyền’ mà công ty đã thiết lập quan hệ
thân thiết để cùng nhau tạo ra một hệ thống cung cấp sản phẩm khép kín
trong thành phố. Như vậy, My Joy không chỉ vận dụng rất khéo léo kế
‘muốn bắt nên thả’ ở trong phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty
mình mà mưu trí hơn ở chỗ dù có ‘thả’ thật thì khách vẫn sẽ bị ‘bắt’ ở
cái lưới rộng hơn mà thôi, cái lợi nào thì công ty My Joy cũng đều được
hưởng cả.
3. ‘Muốn bắt nên thả’ trong tiêu thụ
Một chuyên gia thị trường đã thú vị kể lại rằng:
‘Tôi vẫn còn nhớ như in một chuyện khá thú vị mà chính mình đã từng
chứng kiến. Vào một buổi sáng chủ nhật, cả nhà tôi đang ngồi xem tivi
thì có một anh chàng mặc bộ quần áo màu đỏ rực trông rất bắt mắt gõ cửa
nhà mình xin tiếp thị một loại bếp gì đó của Hàn quốc. Thấy anh ta nói
năng cũng lịch sự nên các cụ vui vẻ cho vào.
Anh ta liền lôi chiếc nồi ra và trình diễn luôn trước mặt mọi người.
Nào là đun cho nước sôi sùng sục nhưng sờ vào nồi không bị bỏng tay,
rồi luộc thử một quả trứng mà không cần cho nước vào và để lửa thật
nhỏ,… Nhìn cách trình diễn điêu luyện của anh ta mà mấy cụ cứ xuýt xoa
tán thưởng, lại còn gọi thêm mấy chị nội trợ hàng xóm sang xem cùng.
Sau đó thì anh chàng lại gói ghém mấy chiếc nồi lại, cám ơn mọi
người và nói rằng chỉ mang theo hàng mẫu thôi chứ chưa bán. Các bà các
cô dù là nhà đang thừa đầy nồi niêu ra đấy nhưng vì thích quá nên cứ
nằng nặc đòi mua. Tôi cũng thừa biết mấy cái mẹo câu kéo của các anh
tiếp thị nên gàn mọi người đừng mua. Nhưng bà cụ nhà tôi bảo rằng nồi
giá không đắt lắm, cứ mua để dành khi nào họ hàng tụ họp thì mang ra
dùng, vừa tiện lại vừa sang. Thế là tôi đành chịu chết.
Anh chàng tiếp thị ấy làm cao nhất định không bán, nói rằng nồi này
nhập từ Hàn Quốc về, hàng hiệu hẳn hoi, có giấy bảo hành tử tế. Nếu mọi
người muốn mua thì cứ đặt một ít tiền trước, anh ta sẽ viết giấy biên
nhận hẳn hoi, cho cả địa chỉ và số điện thoại của cửa hàng để mọi người
gọi đến xác nhận. Tôi gọi điện đến thì thấy đúng, thế là các bà các cô
trong xóm thi nhau đặt tiền và quả nhiên là một hai ngày sau thì họ
mang nồi đến giao tận nhà thật, chất lượng cũng rất tốt.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Tôi thấy rất phục cách tiếp thị của anh nhân viên nọ, lúc đầu thì
tạo thiện cảm để mọi người vui vẻ cho vào nhà, sau đó thì trổ tài trình
diễn khiến các bà các cô khó tính và sành mua nhất cũng phải siêu
lòng. Lúc biết chắc họ mê mẩn chiếc nồi ấy rồi thì làm ra vẻ chưa muốn
bán, tức là đã ‘vờ thả ra’ khiến khách hàng càng thêm muốn có được
chiếc nồi ấy, thành ra tiến thêm được một bước nữa là buộc được họ đặt
tiền trước, thế thì coi như ăn chắc là bán được nồi rồi. Theo tôi thì
đấy cũng là một chiêu ‘muốn bắt nên thả’ mà những người buôn bán có thể
áp dụng, trong kinh doanh ta vẫn gọi đó là ‘tâm lý học tiêu thụ’.
4. Ông không mua tôi cũng không bán
Ở Ấn Độ, có một cửa hàng bán tranh tên là Kabai tuy nhỏ nhưng lại có
rất nhiều bức tranh đẹp. Những du khách nước ngoài rất thích ghé vào
đây mua tranh về làm kỷ niệm, và giá tranh thường chỉ giao động từ 10 –
100 đô la một bức.
Một hôm, có một vị khác người Mỹ đến Ấn Độ du lịch, ông này rất yêu
thích hội họa. Nghe lời giới thiệu, ông liền tìm đến cửa hàng Kabai để
mua tranh. Sau một hồi ngắm nghía, ông quyết định chọn lấy 3 bức mà
mình thích nhất và trả tiền.
Ông chủ quán ra giá là 250 đô la mỗi bức. Vị khách Mỹ tỏ thái độ
không hài lòng với cách bắt bí của chủ quán vì cho rằng bức đắt nhất
được niêm yết giá cũng chỉ có 100 đô la. Vì thế, vị thương gia liền
không mua nữa và đưa ra những lời chê bai tranh của cửa hàng. Ông chủ
cửa hàng nghe thế thì giận sôi lên, lập tức vớ lấy một trong 3 bức
tranh mà khách vừa chọn châm lửa đốt luôn.
Nhìn thấy bức tranh mà mình yêu thích bị đốt, ông khách người Mỹ cảm
thấy rất tiếc, bèn mặc cả mua lại hai bức tranh kia. Ông chủ người Ấn
Độ khăng khăng đòi đúng 250 đô la một bức. Thấy ông khách vẫn còn nghi
ngại, người chủ mạnh tay đốt luôn thêm một bức nữa.
Đến lúc này, vốn là người say mê hội họa, không thể cầm lòng được
nữa ông khách vội cầu xin chủ cửa hàng hãy bán trong mình bức tranh
cuối cùng mà không cần mặc cả. Ông chủ cửa hàng liền thong thả trả lời:
‘Thưa ông, đây là bức tranh cuối cùng, đúng giá 750 đô la vì phải cộng
thêm giá tiền của cả 2 bức tranh vừa bị đốt. Tất nhiên, nếu ông không
mua, tôi sẽ đốt nốt!’.
Cuối cùng thì ông khách Mỹ đành phải mua bức tranh còn lại với giá đúng 750 đô la, đắt gấp 3 lần giá ban đầu.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Xưa nay, đã kinh doanh thì ai chẳng muốn bán được hàng. Nhưng ông
chủ cửa hàng tranh người Ấn Độ trong ví dụ trên đã hành động trái với
lẽ thường, đó là không muốn bán mà đốt tranh của mình. Thực ra, đó chỉ
là biện pháp ‘thả’ về mặt tâm lý nhằm ngụ ý nói với khách rằng anh cần
nó hơn tôi, nếu anh không mua thì anh thiệt. Điều này đã kích thích
niềm yêu quý và say mê tranh của vị khách và vì thế mà ông chủ cửa hàng
đã ‘bắt’ thành công khách hàng đó, đã bán được bức tranh cuối cùng với
giá bằng cả 3 bức cộng lại.
5. Quán ăn ‘hạn chế’
Cách đây 10 đến 20 năm , giới lái xe tuyến Hà Nội – Hải Phòng kháo
nhau về một quán ăn đặc biệt nằm trên đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng
vài chục cây số. Đây là một quán ăn bình dân, giá cả phải chăng và đồ
ăn rất ngon. Điều lạ là thái độ phục vụ của chủ quán. Khi khách hàng
vào gọi nhiều món quá so với số lượng người có mặt, chủ quán thường ra
ngăn lại, nói chuyện nhẹ nhàng gợi ý không nên gọi quá nhiều đồ, ăn
không hết sẽ gây lãng phí. Nếu khách hàng cứ khăng khăng gọi thêm, chủ
quán cũng nhất định không làm. Nhiều khách hàng thích đồ ăn ngon ở
quán, muốn gọi thêm nữa nhà hàng cũng từ chối phục vụ, gợi ý cho khách
hàng không nên ăn quá nhiều một món mà hãy nếm thử một món khác của nhà
hàng.
Với cách phục vụ này, quán lúc nào cũng đông khách. Ai đã ăn ở quán
một lần đều muốn quay lại. Chính vì vậy mà việc làm ăm của quán ngày
càng phát đạt.
* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ
Quán ăn nhỏ nhưng chủ quán lại có nghệ thuật kinh doanh tuyệt vời.
Khách hàng vào quán không được thỏa mãn mọi ý thích của mình nhưng lại
được thưởng thức các món ăn ngon. Điều quan trọng hơn là khách hàng cảm
nhận được sự quan tâm của nhà hàng đến quyền lợi của chính họ. Đây
cũng là một ví dụ về nghệ thuật kinh doanh trong đó người kinh doanh
phải biết dừng đúng lúc, biết từ chối để không lâm vào tình trạng do
phát triển quá nhanh, quá đông khách hàng mà chất lượng phục vụ kém đi,
đẫn đến thất bại.
6. Dùng trước, mua sau
Hiện nay, có khá nhiều nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tại Việt
Nam đang áp dụng phương pháp khá đặc biệt gọi là ‘dùng trước, mua sau’.
Ví dụ như Doanh nghiệp điện tử – điện lạnh Nguyễn Kim ở TP HCM đã
cho khách hàng dùng thử sản phẩm trong 3 ngày mà không phải chi trả bất
cứ một phụ phí nào, nếu không thích hoàn toàn có thể trả lại. Và chỉ
một tuần sau, số khách hàng đến mua sắm tại trung tâm đã tăng 15-20%.
Khách hàng đã nhớ đến Nguyễn Kim như là một trong những nơi cung cấp
dịch vụ khách hàng tốt nhất.
Tương tự, siêu thị nội thất gia đình Nhà Xinh của công ty kiến trúc
AA áp dụng hình thức cho dùng thử sản phẩm trong vòng 7 ngày. Khách
hàng được tư vấn hết sức chu đáo nên chọn sản phẩm nào phù hợp nhất với
không gian căn nhà của mình, bố trí nội thất ra sao, được chuyên chở
đồ miễn phí kể cả sau thời gian đã dùng thử mà không mua nữa.
Phương thức kinh doanh ‘dùng trước mua sau’ đã được áp dụng khá rộng
rãi trên thế giới, ở Việt Nam phương pháp này cũng đã tác động tích
cực đến hành vi mua sắm của khách hàng.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Để cho khách hàng dùng thử sản phẩm vô điều kiện, nếu thích thì
mua, không thích thì trả lại tức là đã khéo dùng mưu ‘thả’ cho khách
hàng có cảm tự do, thoải mái, không ràng buộc. Vì thế mà khách sẽ có
ấn tượng tốt đẹp và tự nguyện quay trở lại mua hàng, như vậy nhà sản
xuất đã đạt được mục đích ‘bắt’ của mình.
kienthuclamgiau.com(nguồn Kế Sách : Làm giàu không khó)
Ý tưởng kinh doanh là một chuyện, còn việc có thành công hay không thì
không khó cũng không dễ vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Mình chỉ cho ý
kiến, kinh nghiệm của riêng mình: thứ nhất: bạn biết làm gì? người thân
bạn có nghề tủ gì không? chổ bạn ở có đông người không? là đường một
chiều hay hai chiều? mỗi ngày có bao nhiêu xe qua lại ( xe đạp, honda,
du lịch, tải...)? có gần trường học, bệnh viện, chợ...? có nhiều công ty
không?....
thứ hai: bạn muốn làm ngành gì (ẩm thực, thời trang, điện tử, cầm đồ, sửa chữa, ....)
thứ ba: bạn sẽ làm một mình hay có người giúp?
thứ
tư: nếu tự tin thì bạn hãy bắt đầu đầu tư khoảng 40 tr thôi, tháng 3
tháng đầu tiên không nên nghĩ đến lợi nhuận hãy nghĩ sao cho có nhiều
khách nhưng không được lỗ, bõ công làm lời thì phải đủ ăn! hãy làm mới
tiệm mình trong 6 tháng tiếp theo, mỗi tháng đầu tư thêm 2->5 tr cho
có thêm hàng mới bắt mắt....
thứ năm: sau giai đoạn trên bạn hãy nghĩ
đến khiếm khuyết của tiệm(vì mình chỉ mới dừng ở tiệm chưa đến cty
hihi), thiếu gì? thừa gì? việc gì có lợi mà chưa khai thác? đẩy mạnh bán
các sản phẩm khó bán, bán vốn chẳng hạn,,, hoặc khuyến mãi thêm khi mua
mặt hàng đó...
thứ sáu: đặt biệt quan trọng đúng ra phải đặt vị trí
hàng đầu==== lúc nào cũng phải vui vẻ, khách hàng luôn đúng... nhưng
mình không sai... chỉ là khách quan hòa cả làng mỗi bên thiệt một
chút...
thứ bảy: ăn mặc lịch sự khi bán hàng, nếu là nữ thì mặc đẹp
và gợi cảm khá quan trọng (ko mặt hở quá), (mình có thằng em mở cho nó
cái tiệm mà cứ mặc tà lỏn ngồi bán... ngứa mắt... ngu nói cả năm giờ mới
khôn ra), hôm trước đi mua hàng thấy em bán hàng dễ thương quá, nhưng
chắc có nhiều anh trêu nên mặt cứ trên dây điện== pótay
thứ tám: có
bao nhiêu cửa hàng giống mình gần đó, khảo sát tìm hiểu qua khách hàng
thân thiết, bạn bè, xem chổ khác ra sao ( cái này gọi là tìm hiểu đối
thủ)
thứ chín: phải có bề ngoài một chút 1->2 xe khá khá dựng
trước cửa hàng, mời bạn bè đến chơi cho nó đông vui..... (coi chừng
giang hồ đua hehe)
thứ mười: (cái này đúng ra phải nói từ đầu hehe
tại nghĩ được gì nói đó) bảng hiệu phải rõ to bắt mắt nhưng không lớn
quá, không nhỏ quá khó thấy, mới đầu chỉ làm một bảng ngang, tháng sau
làm thêm bảng đứng dưới đất, tháng kế làm thêm bảng dọc đứng gần bảng
ngang.
thứ mười một : nguồn hàng luôn tìm chổ rẻ hơn chất lượng tốt
hơn bảo hành hay bồi thường thiệt hại uy tín hơn: phương châm mua lâu,
mua nhiều, mua quen, thương lượng giảm giá trên giá bán cho mình, nhưng
đừng bao giờ mua một chổ.
thứ mười hai: nếu đọc đến đây mà chưa biết
làm gì thì === sdt của mình: 0937 256 820 : đi uống càfê vậy, còn muốn
nghe thêm thì ola mình rất vui khi giúp được các bạn trẻ cũng như những
người luôn thích lắng nghe ! (cái này tui hơi dỡ chắc do thích nói
nhiều) (hy vọng Việt Nam mình phát triển các bạn trẻ không phải khó khăn
vất vả trong cuộc sống nhiều như hiện nay. Thân!)
À quên câu
cuối cho chủ thớt : ví dụ tính thử mặt bằng ngon cho thuê = 5 tr tháng,
100 tr gởi ngân hàng lời 1tr500 tháng mình đi làm bèo bèo cũng 3tr500
cộng lại cũng khoảng 10 tr rồi, nếu 100 tr mà mỗi tháng làm kiếm lời
được 10tr thì hơi khó nhưng đừng nản chí vì câu nói của mình hihi chúc
bạn thành công!
Những tỉ phú chưa tốt nghiệp Đại Học
Trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc:
“Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Houston, năm 1973. Một ngôi nhà bình dân của một gia đình bình dân ở Mỹ
(vài ngày trước đó, một lá đơn xin học cấp ba ngoại khóa do Michael Dell
ký tên vừa được gửi đi từ đây) có tiếng chuông reo ngoài cửa.
Khách là một phụ nữ luống tuổi đến nhà để thỏa thuận với gia đình của “
Ngài Micheal Dell” về những chi tiết cụ thể như loại bằng tốt nghiệp, phương thức thanh toán tiền học và những đề tài buồn tẻ khác của người lớn.
Vị khách kinh ngạc khi thấy “Ngài Micheal Dell” ngoài đời là một cậu bé 8
tuổi. Vẻ mặt bình thản và hoàn toàn nghiêm túc, cậu bé giải thích với
bà khách về ý định nhảy cóc các lớp cấp hai bởi: “
Có khối việc quan trọng cần làm trong cuộc đời”.
Luôn muốn bỏ qua những bước đi “không cần thiết” để “tập trung vào công
việc”, đó là một phương châm luôn theo sát Micheal Dell, người mới 33
tuổi đã trở thành một trong những đại gia giàu có nhất trên hành tinh.
Một ngày đẹp trời năm 1977, gia đình ông Alexandr Dell đi câu cá ngoài
biển. Trong khi hai anh trai mình thảnh thơi buông cần ngồi đợi cá,
Michael Dell ngồi loay hoay chế tạo ra một loại “thiết bị đặc biệt” -
loại cần có cùng lúc vài chục lưỡi câu.
Bị các anh chế giễu là “rỗi hơi”, Michael vẫn cắm cúi làm. Thế rồi sau
buổi câu, cậu út đã câu được đầy giỏ nhất. Từ đó trở đi, trong bất kỳ
tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc:”
Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.
Lớn lên một chút, Michael Dell kiếm tiền bằng cách tìm khách hàng đặt
mua báo cho tờ “Houston Post”. Từ dạo đó cậu đã hiểu một chân lý “
Không quan trọng bạn bán gì, quan trọng bạn bán nó như thế nào”.
Nảy ra ý tưởng: Độc giả tiềm năng của tờ báo sẽ là các cặp vợ chồng mới
cưới, thế là Michael liền gửi thư điện tử cho các khách hàng tương lai
của mình và đề nghị tặng họ hai tuần báo miễn phí với tư cách là món quà
cưới, nếu họ đồng ý đặt mua báo dài hạn.
Lần này, Michael đã kiếm được một khoản tiền đáng kể: 18.000 đô la và
cậu tậu ngay một chiếc BMW (dạo ấy xe châu Âu là của hiếm ở Mỹ). Người
bán hàng há hốc mồm kinh ngạc khi thấy cậu thanh niên 17 tuổi lôi từ túi
quần ra số tiền mặt để thanh toán.
Tài kinh doanh của con trai không làm cho bố mẹ Michael ngạc nhiên và
thán phục cho lắm, kỳ vọng của họ là cậu út phải thi vào đại học và trở
thành bác sỹ.
Năm sau Dell đăng ký thi vào khoa Sinh trường Đại học Texac ở thành phố
Austin. Hồi đó máy tính IBM là một phát minh hiện đại bậc nhất của ngành
tin học và đang mốt đến nỗi giá một chiếc máy bình thường cũng là gần
4.000 đô. Nhưng nhà phân phối chỉ trả lại cho IBM có 2.500 đô, còn lại
là tiền hoa hồng.
Thế là Michael Dell lập tức suy luận “Tại sao lại phải trả cho người
trung gian một khoản tiền lớn như thế, trong khi nhà sản xuất có thể bán
tận tay tới người tiêu dùng?”.
Sau khi tìm hiểu, Michael Dell biết rằng IBM thường đưa ra mức tiêu thụ
quá sức đối với nhà phân phối, vì vậy trong kho của công ty trung gian
bao giờ cũng có hàng tồn. Thế là Micheal bèn nghĩ ra cách mua lại các
máy tính tồn kho, rồi tự thêm bớt các chi tiết trong máy tính cho phù
hợp với từng khách hàng.
Căn phòng ký túc xá của cậu sinh viên khoa sinh biến thành kho và xưởng
chế tạo vi tính. Michael đăng tin trên báo “Có bán các loại máy vi tính
đã hoàn thiện theo yêu cầu cụ thể của từng người sử dụng, giá rẻ hơn giá
bán lẻ 15%”.
Khách hàng của Michael là những doanh nghiệp, các bác sỹ tư và các công
ty tư vấn luật. Doanh thu hàng tháng lên tới 50.000 đô la.
Thấy bố mẹ lo lắng vì con trai trễ nải với việc học hành, Michael hứa
rằng trong kỳ nghỉ hè cậu sẽ thử lập công ty, và nếu thất bại, đầu năm
học cậu phải quay về trường và toàn tâm toàn ý với ngành sinh học đã
chọn.
Và thế là ngày 3/5/1984, công ty “Dell Computer” được thành lập. Khi đó Dell mới 19 tuổi.
Dell thuê một văn phòng nhỏ và thu nhận nhân viên đầu tiên vào làm việc.
Công ty không thể không có quảng cáo. Logo đầu tiên của công ty được
Dell vẽ trên bìa hộp bánh pizza rồi đưa cho một người bạn sao ra và mang
đến đăng ở báo.
Phương châm kinh doanh của Dell vẫn là “Bán cho khách hàng thứ họ cần,
chứ không phải dúi cho họ đồ tồn kho”. Cần thêm linh kiện gì Dell mới
mua riêng cho từng máy tính.
Tháng đầu tiên doanh thu của Dell Computer là 180.000 đô la, sang tháng
thứ hai con số này đã lên tới 265.000 đô. Chỉ một năm sau đó, lượng máy
tính Dell tiêu thụ mỗi tháng là 1.000 chiếc.
Dell liên tục nghĩ ra những phương thức kinh doanh mới khác hẳn các công
ty khác, như bảo đảm hoàn lại tiền cho khách hàng, dịch vụ sửa máy ngay
trong vòng một ngày và lập đường dây nóng 24/24 giờ để các chuyên gia
trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng.
“Người ta sản xuất ra máy tính rồi mới nhồi vào đầu khách hàng là họ cần
có nó, còn chúng tôi thì nghiên cứu xem thị trường cần gì và cho ra sản
phẩm” - Dell luôn nói vậy.
Vào cái ngày mà lẽ ra Michael Dell phải tốt nghiệp trường đại học, doanh
thu của các công ty của Dell Computer trên toàn thế giới đã vượt mức 70
triệu đô la.
Và Dell bắt tay vào việc phát triển thương hiệu của chính mình, thay vì
bán hàng của các công ty khác. Khách hàng khi đặt mua máy tính Dell sẽ
được nhận hàng trong vòng 36 giờ.
Nhà máy của Dell Computer là một ví dụ hết sức thú vị về mô hình sản
xuất- hoàn toàn không có khu vực gọi là kho bãi. Ở một đầu nhà máy là
những chiếc xe tải chở linh kiện, đầu kia là một dãy xe khác đã chất đầy
máy tính lắp ráp và thử nghiệm xong, đã trang bị các phần mềm cần cho
từng khách hàng cụ thể.
Ngày nay, Dell có các nhà máy con ở hơn ba chục quốc gia trên thế giới, với hơn 90.000 nhân viên.
Khi trong công ty Dell Computer chỉ mới có vẻn vẹn ba nhân viên và họ
cùng ngồi làm việc trong một căn phòng nhỏ hẹp, Dell hay thổ lộ với cộng
sự rằng ông mơ ước trở thành nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.
Năm tài chính vừa rồi tổng doanh thu của công ty là 57.4 tỷ đô la, trong
đó lãi ròng là 2.6 tỷ đô. Bản thân Michael có tài sản trị giá 16.4 tỷ
đô la.
Nhưng có một thứ mà Michael thiếu, đó là… bằng tốt nghiệp đại học. Mà để làm gì kia chứ?
Người thay đổi kỉ nguyên con người

Tỷ phú không tốt nghiệp đại học Vào tháng 6 tới, tức là 34 năm sau khi
vào học trường Harvard, Bill Gates sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trường
đại học danh giá nhất thế giới.
Năm 1975, Bill Gates tự nguyện bỏ học
khi đang học năm thứ 3, mặc dù vậy, Ban giám hiệu trường Harvard mới đây
vẫn quyết định cấp bằng tốt nghiệp cho ông vì những “công lao đặc
biệt”.
Trước khi vào học trường Harvard, Bill
Gates có đủ mọi cơ may để được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp và trở
thành một con người thành đạt. Bố mẹ ông thu xếp cho ông vào học trường
phổ thông tư thục nổi tiếng Lakeside và chính tại đây người chủ tương
lai của hãng Microsoft bắt đầu say mê máy vi tính và công việc lập
trình. Thời học sinh, Bill Gates đạt được nhiều kết quả xuất sắc trong
học tập, năm lớp 9 ông nằm trong danh sách 10 học sinh ưu tú nhất nước
Mỹ. Một năm sau, ông bắt đầu giảng dạy những kỹ năng máy vi tính và kiếm
được một khoản tiền rất lớn vào thời ấy là 4.200 USD nhờ phần mềm ông
soạn ra để lập thời gian biểu cho các môn học trong trường.
Chủ sở hữu mạng lưới khách sạn và sòng bạc lớn nhất thế giới.
Sheldon Adelson nắm trong tay 26,5 tỷ USD mặc dù hồi trẻ ông không theo học nổi trường đại học thành phố New York.
Cũng không chịu nổi “gánh nặng đại học” là nhà tỷ phú Tây Ban Nha Omansio Ortega với tổng tài sản là 24 tỷ USD.
Ông chủ của đế chế Ipod
Cần
phải nhấn mạnh rằng, thực tế cho thấy: Tại Mỹ cũng như tại nhiều quốc
gia khác, việc không có bằng đại học không phải lúc nào cũng là lực cản
trên con đường đi lên của những người tài giỏi.
Chẳng
hạn, tuy không có bằng đại học nhưng nhiều năm qua người lãnh đạo hãng
Apple - ông Steve Jobs (ông bị đuổi khỏi trường trung cấp ngay từ học kỳ
đầu tiên) vẫn tạo nên nhiều thăng tiến trong sự nghiệp kinh doanh. Ông
chủ của đế chế Ipod và một trong những lãnh đạo cao cấp của hãng Pixar
trong vòng 35 năm sau khi bị đuổi khỏi trường trung học theo tính toán
của tạp chí Forbes đã có khối tài sản 5, 7 tỉ USD.
Lãnh đạo số 1 của Oracle

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Oracle
Một
nhân vật khác cũng là lãnh đạo của hãng công nghệ khổng lồ Oracle cũng
không có bằng đại học. Đó chính là tỉ phú Lawrence Ellison, người đã vào
học nhưng lại không tốt nghiệp Đai học tổng hợp của bang Illinois, Mỹ.
Giờ đây ở tuổi 62, ông này kiếm được 21, 5 tỉ USD.
Tỉ phú giàu nhất nước Nga – Roman Abramovich
Tỉ phú
giàu nhất nước Nga – Roman Abramovich, người mới được nhắc đến nhiều về
việc phân chia tài sản (18, 78 tỉ USD) trong vụ ly hôn của mình cũng
không tốt nghiệp đại học công nghiệp Ukhtyn. Thậm chí còn có nguồn tin
còn khẳng định ông chủ của LCB Chelsea chưa bao giờ nhập học trường đại
học này (!). Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất Nga hiện nay và được
cả thế giới biết đến là Artemy Lebedev cũng không có bằng đại học, tuy
chưa được công nhận là tỉ phú USD, nhưng nhiều người cho rằng với công
việc phát đạt như hiện nay thì tương lai tỷ phú sẽ thuộc về Artemy
Lebedev.
Có một điều đáng ngạc nhiên là không phải thâm niên
kinh nghiệm hay bằng cấp đóng vai trò quyết định cho thành công của
những doanh nhân trẻ. Chìa khóa làm nên những cú nhảy ngoạn mục của họ
chính là sự sáng tạo và tìm ra con đường mà chưa từng một ai đặt chân
tới rồi trở thành bá chủ trong lĩnh vực độc tôn của mình.
Sau đây là chân dung của những doanh nhân trẻ thành đạt tiêu biểu nhất trên thế giới hiện nay:
1. Sergey Brin và Larry Page
Hai nhà đồng sáng lập của Tập đoàn Google
Tuổi: 36
Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ
Hai
nhà sáng lập của “Gã khổng lồ tìm kiếm Google” năm nay mới tròn 36 tuổi
thế nhưng hiện nay, tập đoàn của họ có giá trị khoảng 174 tỷ USD trên
thị trường. Tổng tài sản mà 2 vị giám đốc trẻ này sở hữu cũng ngót nghét
14 tỷ USD.
Sự thành công đáng khâm phục của Google đã phản bác lại quan điểm chiến
thắng chỉ dành cho kể đến sớm đang tồn tại trong thế giới công nghệ tin
học. Google không phải là người đến sớm nhất mà mãi đến năm 1998, trang
tìm kiếm này mới ra đời. Khi đó trên thị trường đã có hàng loạt công cụ
Search Engine có tên tuổi như Altavista, Yahoo hay Lycos.
Sinh sau đẻ muộn, mới chỉ hơn 5 năm tồn tại, công cụ tìm kiếm Google đã
có những bước tiến phát triển kỳ diệu, chiếm được tới 70% thị phần trong
lĩnh vực này. Hàng ngày, trên toàn thế giới có tới 200 triệu lượt người
truy cập, tìm kiếm thông tin nhờ Google. Chính bản thân hai chàng trai
thông minh và tài năng, tác giả của trang tìm kiếm này, cũng không tưởng
tượng nổi mình sẽ thành công. Họ lại càng không thể tin được mình đang
giàu có, sắp là những tỷ phú nổi tiếng.
2. Mark Zuckerberg
Nhà sáng lập của Facebook
Tuổi: 25
Bằng cấp cao nhất: Tốt nghiệp PTTH
Mark
Elliot Zuckerberg (sinh ngày 14/5/1984) là một lập trình viên máy tính
và là một chủ doanh nghiệp người Mỹ. Lúc đang là một sinh viên của Đại
học Harvard, anh đã thành lập website mạng xã hội Facebook với sự trợ
giúp của các bạn học tại Harvard Andrew McCollum, cũng như của những
người bạn ở chung phòng ở ký túc xã Dustin Moskovitz và Chris Hughes.
Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook.
Năm 2008, Zuckerberg dược tạp chí Forbes xếp hạng người giàu ở thứ 321
tại Hoa Kỳ, với tổng giá trị tài sản khoảng $1.5 tỷ. Anh là người trẻ
nhất xuất hiện trên Forbes 40. Trong 2009, giá trị giữ tài sản của
Zuckerberg đã tụt xuống dưới $ 1.2 tỷ.
3. James Murdoch
Tổng giám đốc của Europe and Asia, News Corp.
Tuổi: 36
Bằng cấp cao nhất: Tốt nghiệp PTTH
James
Murdoch là con trai út của ông trùm trong giới truyền thông Rupert
Murdoch. Hiện nay, Murdoch đang sở hữu kênh truyền hình Fox, American
Idol và kênh phim truyện giải trí The 20th Century Fox; Myspace - một
mạng cộng đồng phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài ra, Murdoch cũng chính
là chủ sở hữu của những tờ báo lớn nhất nước Anh như The Sun, The Times
và The Sunday.
Là một trong số những người con đã trưởng thành của Rupert, James đã có
nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi công việc kinh doanh. James
giữ vai trò điều hành các hoạt động truyền hình cũng như các website.
Năm ngoái, anh tham gia giám sát các hoạt động của tập đoàn tại thị
trường Anh và châu Âu, bao gồm cả việc giám sát các tờ báo ở Anh. James
cũng tiếp quản vị trí của Les Hinton khi vị chuyên viên cao cấp của NXB
News International chuyển tới làm việc ở the Wall Street Journal theo
chỉ thị của trùm Murdoch.
4. Aditya Mittal
Giám đốc Tài chính của Tập đoàn ArcelorMittal
Tuổi: 33
Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Chủ
công nghiệp thép lớn nhất thế giới (chiếm 10% sản lượng toàn cầu) là
ông trùm Lakshmi 58 tuổi và cậu con trai Aditya Mittal 33 tuổi. Như bố,
thép đã “ngấm” vào máu Aditya từ thời trẻ. Thời niên thiếu, Aditya cùng
cha đi khắp nhà máy, Aditya cũng thường được bố thuật lại những chuyến
giao dịch, về những công ty mà ông mua và được bố đưa đến văn phòng để
hóng chuyện. Hai cha con thống trị một trong những doanh nghiệp lâu đời
và cốt lõi nhất lịch sử công nghiệp thế giới. Với 45% cổ phần (trị giá
38 tỉ USD) trong Tập đoàn thép Arcelor Mittal, họ trở thành một trong
những gia đình giàu nhất thế giới.
Một trong những thủ thuật quen thuộc của Lakshmi là mua các hãng thép
sắp phá sản và hồi sinh nó bằng thiết bị hiện đại cũng như phương pháp
quản trị mới. Về lý thuyết, bất cứ ai có tiền cũng có thể đầu tư vào một
cơ sở sản xuất sắp phá sản và vực nó dậy bằng chiến thuật thay đổi
thiết bị cũng như lập bộ máy quản trị mới. Tuy nhiên, ít người mạo hiểm
như Lakshmi Mittal.
Chuyên gia phân tích công nghiệp thép Jeremy Fletcher thuộc Ngân hàng
Credit Suisse First Boston nói rằng doanh nghiệp Mittal là “công ty thép
hoạt động hiệu quả nhất thế giới”, và Hãng kiểm toán Goldman Sachs cũng
cho rằng họ là “một trong những hãng tiên phong trong việc chiếm lĩnh
thị trường thép toàn cầu”.
5. Biz Stone và Evan Williams
Hai nhà đồng sáng lập của Twitter
Tuổi: 35 và 37
Bằng cấp cao nhất: Tốt nghiệp PTTH
Twitter
ra đời vào tháng 7/2006, là sự hợp tác của bộ ba Jack Dorsey, Evan
Williams và Biz Stone. Evan Williams và Biz Stone cùng với nhau tạo nên
Odeo, 1 công ty chuyên về sản xuất và phát hành các podcast trên mạng. Ý
kiến về việc tạo nên Twitter đến từ Jack Dorsey, 1 nhân viên bình
thường trong công ty. Đến mãi tháng 3 năm 2006, Twitter vẫn chỉ là 1
dạng giao tiếp vui với nhau giữa các nhân viên trong công ty Odeo. Thế
nhưng, dịch vụ bắt đầu ra mắt người sử dụng vào tháng 7. Nhận được 1
lượng traffic lớn từ Blogger, cộng với sự hấp dẫn của nền tảng mới,
Twitter đã thực sự cất cánh và trở nên 1 cái tên không thể thiếu trong
năm 2009 vừa qua.
Tính đến thời điểm hiện nay thì Twitter đã có hơn 133 triệu lượt truy
cập, hơn 6 triệu người đăng ký và hàng ngàn tweet được gửi lên mỗi giây.
Với khả năng kết nối cộng đồng cao, tốc độ truy cập nhanh và lượng
người tham gia đông đảo, Twitter hiện đang là một trong những mạng xã
hội có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và được nhiều doanh nghiệp
sử dụng như một dịch vụ quảng bá sản phẩm hiệu quả.
[B]
7. Jonathan Gray
Giám đốc Điều hành cấp cao của Blackstone
Tuổi: 39
Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Jonathan
Gray đã vào thẳng Blackstone (Mỹ) ngay sau khi tốt nghiệp Trường Kinh
doanh Wharton năm 1992 và nhanh chóng trở thành một ngôi sao trong bộ
phận bất động sản của công ty đầu tư tư nhân này.
Gray đã bán ra hàng trăm tòa nhà nằm trong danh mục đầu tư của Hãng với
giá trị tổng cộng 30 tỉ USD ngay trước khi thị trường nhà đất Mỹ sụp đổ
và đã giữ lại chỉ 50% vốn cổ phần đối với các bất động sản công ty còn
nắm giữ. Đây được xem là vụ giao dịch “nhạy bén” nhất thời đại, cho thấy
khả năng “đánh hơi” tuyệt vời của Gray.
8. Jason Kilar
Tổng giám đốc của Hulu
Tuổi: 38
Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ
Kể
từ khi NBC và Fox , hai tên tuổi trong làng truyền thông chính thức
thành lập website video trực tuyến Hulu.com tháng 10/2007, ra mắt phiên
bản đầu tiên vào tháng 3/2008, NBC và Fox gần như đã đạt mục tiêu trở
thành “kẻ hủy diệt YouTube” và giành danh hiệu “Website của năm”. Hulu
sở hữu hơn 1000 chuyên mục các loại, trong đó có 130 đơn vị nhận cung
cấp nội dung cho Hulu, bao gồm những tên tuổi lớn như NBC, Fox, Sony
Pictures Television, MGM Studios, Lionsgate, Paramount Pictures, PBS…
Vị thuyền trưởng của Hulu, Tổng giám đốc Kilar cho hay: “Những gì mà
Hulu đem đến cho người xem nhiều hơn những gì mà mọi người có thể nghĩ
tới được. Chúng tôi rất lạc quan về sự phát triển của Hulu”.
9. John Arnold
Nhà sáng lập Centaurus Advisors
Tuổi: 35
Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Arnold
bắt đầu sự nghiệp tại bộ phận dầu mỏ của tập đoàn năng lượng Enron sau
đó chuyển sang bộ phận khí đốt. Anh trở nên nổi tiếng ở Enron sau khi
đem về cho tập đoàn này 750 triệu USD lợi nhuận vào năm 2001 và được
thưởng 8 triệu USD. Khi Tập đoàn bị sụp đổ vào năm 2002, Arnold đã dùng
số tiền thưởng trên để thành lập quỹ Centaurus Advisors. Lúc đó anh mới
tuổi 28.
Kể từ khi bắt đầu thành lập quỹ Centaurus, Arnold đã tạo ra tỉ suất lợi
nhuận ít nhất 80% mỗi năm, thời điểm cao nhất là hơn 200% (vào năm
2007). Với giá trị tài sản 3,4 tỉ USD, Arnold lọt vào danh sách 400
người giàu nhất nước Mỹ năm 2009 của Tạp chí Forbes với vị trí thứ 91.
Anh hiện là tỉ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất nước Mỹ.
10. Marc Andreessen
Nhà sáng lập Netscape, Opsware, Ning, Andreessen Horowitz
Tuổi: 38
Bằng cấp cao nhất: Cử nhân
Năm
năm sau khi tốt nghiệp trường Đại học Illinois (Mỹ), Andreessen đã bán
công ty đầu tiên do anh thành lập - Netscape Communications (chuyên về
các dịch vụ máy tính) - cho tập đoàn truyền thông AOL với giá 4,2 tỉ USD
vào năm 1999.
Sau đó, anh thành lập 2 công ty là công ty phần mềm Opsware (đã bán cho
Hewlett-Packard vào năm 2007 với giá 1,6 tỉ USD) và Ning, công ty chuyên
cung cấp nền tảng cho các mạng xã hội. Tháng 7 vừa qua, Andreessen đã
thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz trị giá 300 triệu USD.
Cùng chủ đề