VÌ SAO PIN ĐIỆN THOẠI MAU HẾT

36/6 Dương Đức Hiền F.Tây Thạnh Q.Tân Phú

Miss Sương 0908084060

Vì sao điện thoại mau hết pin?

Vì sao điện thoại mau hết pin?

Rất nhiều người lâm phải tình trạng chú “dế” tò te tí vào những lúc quan trọng nhất mà không hiểu lý do tại sao, dù pin đã được sạc đầy trước đó không lâu. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng pin điện thoại hết nhanh mà bạn nên biết.

1. Thứ nhất là do “dế” đang có nhiều ứng dụng chạy cùng lúc mà bạn không hay biết, đặc biệt với những “dế” có kết nối Internet như Wi-Fi, 3G. Vào Net xong nhưng không thoát ra, đó là lý do khiến pin điện thoại bị tiêu hao đáng kể.

2. Với những “dế” có nhiều tính năng, ứng dụng như iPhone, nguồn pin thường hết khá nhanh. Nếu bạn thường xuyên “giết thời gian” bằng game, nghe nhạc, xem video,… pin sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cạn kiệt.

3. Một kinh nghiệm khác với những người hay đi công tác ở vùng sâu, vùng xa cho thấy, hễ cứ vào vùng sóng yếu, chập chờn cũng làm chiếc điện thoại bị ngốn năng lượng rất nhiều do phải duy trì sóng hoặc tìm kiếm các mạng khác để roaming. Nếu không cần thiết phải giữ liên lạc thường xuyên, tốt nhất bạn hãy tắt máy, đợi đến nơi sóng khoẻ thì hẵng tiếp tục sử dụng để pin không bị tiêu phí.

4. Chỉ nên sử dụng chế độ rung khi cần thiết vì sẽ rất hao pin. Ngoài ra, bạn cũng nên tắt âm bàn phím và giảm âm lượng chuông cuộc gọi nếu không ở ngoài đường.

5. Sau khi liệt kê và loại bỏ những tình huống nêu trên mà “chú dế” của bạn vẫn hết pin nhanh tới mức khó ngờ thì hãy nghĩ tới việc pin điện thoại của bạn đã bị chai hoặc nóng. Gặp trường hợp này, việc đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến là phải mua một cục pin điện thoại mới để thay thế. Sau đó, tìm hiểu để giữ được cục pin điện thoại bền nhất có thể.

Sạc pin cũng cần đúng cách

Một trong những kinh nghiệm cần phải nhớ khi sạc pin điện thoại đó là phải hạn chế sạc pin ở chế độ chờ, vừa sạc vừa sử dụng hoặc sạc quá lâu, như cắm sạc để qua đêm. Kinh nghiệm cho thấy, nếu sạc pin không đúng cách sẽ đem đến cho người sử dụng nhiều nguy hại, thậm chí có nguy cơ cháy, nổ hay hỏng máy.

Hiện tượng chai pin chủ yếu là do sạc pin không đúng cách. Ngay khi pin điện thoại ở lần đầu sử dụng đã cần thực hiện đúng cách. Một cục pin điện thoại mới được cho là sử dụng hiệu quả nhất khi đã qua ba lần sạc và sử dụng đầu tiên.

1. Khi sạc lần đầu, bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất pin (thường có trong cuốn hướng dẫn điện thoại đi kèm) sẽ giúp cho pin đạt hiệu suất cao nhất và giữ tuổi thọ pin lâu nhất có thể. Lần sạc này cần sạc và giữ nguyên trạng thái sạc pin hơn 8 tiếng đồng hồ, có thể sạc ngay sau khi mua máy mà không phải chờ đến khi hết pin.

Lần sạc thứ hai và thứ ba nên được thực hiện khi pin đã thực sự hết. Thời gian sạc cũng nên trong khoảng 5-8 giờ đồng hồ.

Từ lần sạc thứ tư trở đi, bạn nên sạc điện thoại ngay khi điện thoại tự tắt nguồn hoặc có báo hiệu pin yếu, nhưng tốt nhất là sạc khi pin báo chỉ còn một vạch.

Nếu sạc khi chưa hết pin, điện thoại sẽ tự động giảm thời gian sạc. Còn nếu cắm sạc quá lâu, máy sẽ tự động sạc lại qua một khoảng thời gian nào đó từ 5 – 8 tiếng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và tuổi thọ của pin.

2. Trong quá trình sạc pin, tốt nhất là tắt điện thoại. Còn nếu do đặc thù công việc, cần phải để sạc pin mà vẫn cần duy trì liên lạc là tốt nhất. Bạn cố gắng hạn chế vừa sạc vừa nói điện thoại, bởi nếu vừa sạc pin điện thoại vừa chạy như bình thường, sẽ kéo dài thêm thời gian sạc, nhiệt độ của máy sẽ tăng cao hơn bình thường. Điều này có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng pin.

3. Cuối cùng, thời gian sạc pin cũng phải hợp lý, nên tránh sạc pin qua đêm. Cắm điện thoại qua đêm để máy nóng rực như lửa có thể gây hại cho điện thoại. Nếu sạc pin quá nhiều, tích điện thừa sẽ không tốt cho nguồn của máy. Thêm vào đó, nhiệt lượng tỏa ra khi sạc pin quá lâu trong nhiều trường hợp cụ thể còn gây nổ pin, gây ra tai nạn đáng tiếc.

Chăm sóc pin

Sau khi lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã, tính năng điện thoại, bạn sẽ phải quan tâm đến một yếu tố nằm khuất sau lớp vỏ xinh xắn kia: pin điện thoại di động. Dù đã chi hàng triệu đồng để có chiếc điện thoại thời trang, nhưng lắm khi bạn bực mình vì pin chập chờn.

Nếu xem kỹ những dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều thú vị. Dung lượng pin được tính bằng mAh (milliampere giờ). Một viên pin có dung lượng 800 mAh, về lý thuyết, sẽ hoạt động lâu hơn loại có dung lượng 550mAh. Tuy nhiên, tuổi thọ viên pin lại phụ thuộc vào cách chăm sóc, sử dụng pin. Điện thoại di động đời mới có thời gian chờ khoảng vài ngày dù chỉ sử dụng một viên pin 550mAh, nhưng thời gian đàm thoại thực tế chỉ có vài giờ.

Nhìn chung, pin càng to, càng nặng thì dung lượng càng lớn. Với những tiến bộ trong công nghệ, đã có pin dung lượng lớn nhưng kích thước nhỏ. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong pin là pin Nicken Cadmium (NiCad), rồi đến Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH), pin Li-thium-ion (Li-ion) và mới nhất là pin Litium-Polymer (Li-Po).

Cùng kích thước, nhưng pin NiMH có dung lượng 550mAh, còn pin Li-ion có thể có dung lượng lên đến 840mAh. Do vậy, giá pin dùng công nghệ mới luôn cao hơn pin đời cũ. Pin Li-ion và Li-Po thường được sử dụng trong điện thoại cao cấp nhằm giảm khối lượng điện thoại.

Điểm yếu, mạnh của các loại pin

Pin Nicken Cadmium là loại rẻ nhất nhưng có nhiều bất tiện như dung lượng nhỏ, hay bị chai. Hiện tượng chai pin, còn gọi là "hiệu ứng nhớ" do sạc pin không đúng cách. Với pin này, cần để pin hết mới được sạc. Nếu chưa hết pin mà đem sạc, pin sẽ ghi nhận mức năng lượng nạp vào lúc sạc và khi sử dụng, cứ đến mức này, pin sẽ báo hết.

Khá thông dụng trong các điện thoại đời cũ là pin Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH) do dung lượng cao hơn pin NiCad. Pin NiMH không gây hại cho môi trường và cũng ít bị hiệu ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả cho pin hết năng lượng mỗi tuần hoặc nửa tháng. Nhược điểm chính của pin NiMH là không bền. Sau vài trăm lần sạc, pin sẽ yếu dần.

Hầu hết các điện thoại đời mới sử dụng pin Li-ion và Li-Po. Hai loại này không bị hiệu ứng nhớ nên có thể sạc pin bất cứ lúc nào, trừ khi pin đầy. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao. Sử dụng cùng công nghệ với pin Li-ion, nhưng pin Li-Po có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau. Trong khi pin Li-ion chỉ có một dạng thỏi chữ nhật.

Nhiều người thường xuyên sạc pin hàng ngày, với thời gian sạc khoảng hai giờ. Tuy nhiên, việc sạc pin cho đúng cách, sạc quá hoặc chưa đủ đều ảnh hưởng đến pin.

Bạn nên biết về quá trình điện hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Sau một số lần sạc, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm đi 20% so với lúc ban đầu. Với pin Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc, dung lượng giảm xuống mức 80%. Pin NiMH và pin Li-Po, chỉ sau 300-500 lần sạc. Còn pin Li-ion, sau 500 -1.000 lần sạc.

Do vậy, người thường xuyên sạc sẽ phải mua pin mới sớm hơn, so với người sạc theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải pin nào cũng đạt số lần sạc như trên mới giảm dung lượng.

Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào cách bảo quản. Để pin bền, cần chú trọng đến cách sạc pin mới. Bạn cần sạc rồi xả pin từ 3 đến 4 lần trước khi sử dụng để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của pin. Điều này áp dụng cho tất cả các loại pin. Cách xả pin: lần đầu tiên sạc pin, điện thoại sẽ báo pin đầy sau 10-15 phút. Bạn rút sạc ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc tiếp. Cứ làm như vậy trong 3-4 lần.

Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả.

Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút.

Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.

Cảnh giác trước "ma trận" pin điện thoại rởm

Huyền Trang - Theo MaskOnlineThứ sáu, 11/3/2011, 0:0

Trên thị trường Việt Nam, hầu hết các dòng pin điện thoại đều xuất xứ tại Trung Quốc. Với cửa hàng khác nhau, chất lượng, độ bền bên cạnh phương thức hậu mãi cũng khác nhau.

Pin tốt – “trái tim” khỏe cho một “chú dế”

 

Không ít người đã gặp nhiều chuyện phiền toái, bực dọc với chiếc di động của mình, mà điển hình là các lỗi liên quan đến pin. Chắc hẳn, chẳng ai muốn bỏ lỡ những cuộc gọi, tin nhắn quan trọng chỉ vì lý do “lãng xẹt” như pin chập chờn, máy tự động tắt nguồn hay bị đơ không đúng lúc. Tuy nhiên, chẳng phải khách hàng nào cũng biết cách lựa chọn mua và bảo quản cho “trái tim” của chú dế yêu khỏe mạnh.

 

“Ma trận” pin điện thoại

 

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, hầu hết các dòng pin điện thoại "khai sinh" tại Trung Quốc, hiếm hoi mới thấy sản phẩm gắn mác “Made in Japan” (được sản xuất tại Nhật Bản) hoặc một quốc gia khác. Kể cả ở các siêu thị lớn, pin chính hãng cũng đều có xuất xứ Trung Quốc. Vì thế, người dùng có lẽ không cần phải “lăn tăn” về chuyện nguồn gốc pin.

                                                              Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

Vấn đề cần quan tâm chính là giá cả và chất lượng thực sự. Bởi sản phẩm Trung Quốc cũng bao gồm năm bảy loại, hàng xịn, hàng nhái, hàng xịn nhưng bị lỗi… Có đi vào tìm hiểu mới thấy, thị trường pin điện thoại ở Việt Nam chẳng khác gì một “ma trận” phức tạp với đủ thượng vàng hạ cám. Từ những siêu thị điện máy, siêu thị điện thoại di động đến những cửa hàng điện thoại nhỏ trong các ngõ ngách, thậm chí nằm la liệt trên vỉa hè đường La Thành, chợ Trời… người ta dễ dàng tìm mua pin và sạc pin.

 

Giá cả cũng rất… trời ơi đất hỡi. Đương nhiên, những loại pin xịn chuyên dành cho các điện thoại đời mới, nhiều tính năng được bán với giá cao hơn hẳn, nhưng nói riêng ở các dòng pin phổ thông, giá cả của từng nơi rất khác nhau. Ví dụ như một chiếc pin dành cho điện thoại Motorola V3i, nếu mua chính hãng tại trung tâm Motorola, bạn sẽ phải chi trả không dưới 200 nghìn đồng, nhưng nếu mua hàng ngoài, giá bán thường dao động từ 80 – 150 nghìn đồng. Và với những cơ sở phân phối khác nhau, chất lượng và độ bền của pin bên cạnh phương thức hậu mãi cũng khác nhau.

 

Nói như vậy không có nghĩa, pin điện thoại ở các cửa hàng nhỏ kém xịn hơn so với siêu thị lớn. Tại nhiều của hàng, người ta sẵn sàng bảo hành pin từ 1 – 3 tháng, thậm chí còn dùng chiêu 1 đổi 1 trong vòng 3 – 7 ngày đầu tiên, trong trường hợp pin dính lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, đa phần các cửa hàng nhỏ “mua đứt bán đoạn” với khách, pin đã ra khỏi cửa hàng là miễn đổi, miễn trả(!). Rất đông khách hàng đã phải ngậm đắng khi mua phải chiếc pin bị lỗi mà không được bảo hành hay đổi lại.

                                                                   Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

   

                                                                 Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

Chị Nguyễn Thị Hà (Cự Lộc, Thanh Xuân) là một trường hợp như thế. Chị sử dụng 1 chú dế Samsung đời cũ, không có chức năng gì đặc biệt đã được 3 năm. Thấy pin gặp tình trạng hao liên tục, cứ 9 – 12 giờ phải sạc một lần, chị ra một cửa hàng gần nhà mua pin với giá 80.000 đồng. Sử dụng được 2 ngày thì chiếc điện thoại liền trở chứng, thường xuyên bị sụt nguồn, tự động tắt ngúm. Chị phải tháo pin ra, chờ một lúc rồi lắp vào, khởi động lại thì máy mới chịu hoạt động. Nhưng một ngày, chú dế trở chứng đến 7, 8 lần như thế khiến chị vừa bực vì mất tiền, vừa bỏ lõ nhiều cuộc gọi. Kiểm tra lại, chị mới tá hỏa nhận ra cục pin mình vừa mua đã có dấu hiệu phồng rộp. Đem đến cửa hàng đòi đổi cục pin khác nhưng người bán trả lời rằng pin hỏng do lỗi của chị không sạc đúng cách. Chị Hà bức xúc: “Khoảng 1 tuần sau khi máy bị “chập cheng”, tôi đem ra siêu thị Trần Anh nhờ kỹ thuật viên bên đó kiểm tra, họ nói tôi đã mua nhầm pin rởm, hết hạn sử dụng, bị phồng, nguồn điện không ổn định, vì thế điện thoại của tôi liên tục chập main. Bực thế, biết trước thì tôi mua hẳn pin xịn trong hãng còn hơn, đắt một chút nhưng yên tâm”.

 

May mắn hơn chị Hà, chị Trần Thị Bích Huyền (Khâm Thiên, Hà Nội) đang sở hữu một chiếc Motorola V3i cũng mua pin ở cửa hàng nhỏ, nhưng hoàn toàn bình yên. Trước đây, máy chị hay bị đơ mỗi khi có cuộc gọi hay tin nhắn, pin hao liên tục, ngày nào chị cũng phải sạc điện. Chị đã chạy lại phần mềm, cài đặt chương trình đủ kiểu nhưng tình trạng khó chịu ấy vẫn tiếp diễn. Người bán hàng tư vấn cho chị mua pin mới để thay, vì rất có thể pin chai đã khiến điện thoại có vấn đề. Giá pin tại cửa hàng từ 90 – 170 nghìn, thấy hợp lý nên chị chọn loại “xịn” nhất để mua. Cho đến giờ, chị đã dùng chiếc pin đó được hơn 1 năm nhưng pin vẫn ngon, nếu chị ít nhắn tin, không kết nối Bluetooth, pin dùng được khoảng 3 ngày.

                                                                  Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

                                                                     Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

Chọn lựa và sử dụng pin, khó mà dễ

 

Để đảm bảo cho chú dế hoạt động tốt, không thể thiếu một chiếc pin “ngon lành”. Nhiều trường hợp người mua hàng chưa được trang bị các kiến thức cơ bản đã mua nhầm pin rởm, nhiều trường hợp không tương thích với điện thoại của mình, sau khi sử dụng một thời gian ngắn mới biết. Việc chọn lựa pin sẽ thuận lợi hơn nếu bạn cẩn trọng và tìm hiểu một chút trước khi móc ví.

 

Anh Trương Quốc Đạt, phụ trách một cửa hàng điện thoại tại phố Đặng Dung (Hà Nội) chia sẻ: “Khi mua pin, bạn cần để ý đến những dòng chữ in trên pin để biết xuất xứ, dung lượng pin và nguồn điện. Hầu hết pin điện thoại của các hãng điện thoại nổi tiếng hiện nay đều có xuất xứ Trung Quốc và nguồn điện 3,7 V (vôn), nên vấn đề cần quan tâm hơn cả là dung lượng. Dung lượng pin được tính bằng mAh (milliampere giờ), dung lượng càng lớn thì pin càng bền. Cũng cần chú ý đến các ký hiệu khác trên pin để biết được dòng pin. Phải mua pin đúng dòng thì mới tương thích với máy. Đôi khi các loại pin của cùng hãng có kích cỡ và đầu tiếp điểm khá giống nhau, lắp vào máy vẫn hoạt động, nhưng dòng pin khác nhau nên máy dễ bị chập, hỏng, pin dễ bị lỗi, đầu tiếp điểm kém nhạy…”.

 

Một kỹ thuật viên của siêu thị điện máy Pico Nguyễn Trãi cho rằng, người mua nên cân nhắc giữa pin chính hãng và pin trôi nổi trên thị trường, vì các loại pin chính hãng được sản xuất theo các tiêu chuẩn khắt khe nên thường có độ bền lên đến vài năm và mức dung lượng luôn được tính toán sao cho phù hợp nhất với từng dòng máy cụ thể. Bên trong các cục pin này thường được gắn mạch bảo vệ, có tác dụng ổn định dòng điện và hạn chế tối đa trường hợp pin bị sử dụng quá cạn, gây hỏng pin. Pin trôi nổi trên thị trường có thể là pin nhái hoặc pin bị lỗi, dễ phồng rộp vì không có mạch bảo vệ, thậm chí sẽ phát nổ nếu sạc không đúng cách hoặc để pin gần nguồn nhiệt cao. Tuy nhiên, rất khó để phân biệt pin thật và pin giả, pin chất lượng và kém chất lượng.

                                                                 Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

                                                                       Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

Nhân viên này tư vấn thêm: “Mua được pin tốt rồi, cũng cần phải biết cách sạc và bảo quản thì pin mới bền được. Khi mới mua pin về, bạn nên sạc pin 8 tiếng liên tục rồi dùng kiệt pin, lặp lại quy trình này 3 lần để pin “no”, sau đó sạc đầy như bình thường. Nhiều người thích sạc pin 1 ngày/lần, nhưng tôi khuyên không nên làm vậy, chỉ khi nào hết hoặc gần hết pin mới sạc, nếu không pin sẽ nhanh bị chai. Nếu bạn cần đi xa mà sợ hết pin giữa chừng, nên mang theo cục sạc hơn là pin dự trữ, vì nếu không sử dụng thường xuyên, pin dự trữ có thể bị chai, bị hỏng. Nếu bạn có 1 hay nhiều pin dự trữ, 1 tháng bạn nên sạc lại 1 lần. Thêm nữa, cần hạn chế sử dụng sạc siêu tốc cắm rời (phải rút pin khỏi máy), vì khi thúc pin bằng loại sạc này, pin dễ bị nóng, về lâu dài còn bị om điện”.

 

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bạn nên tránh làm rơi điện thoại và pin, tránh để pin va chạm với vật cứng, sẽ làm hỏng kết cấu và bảng mạch của pin. Bạn cũng không nên để điện thoại, đặc biệt là pin ở gần những chỗ nhiệt độ cao hoặc có độ ẩm cao. Nếu không sử dụng thường xuyên, bạn nên gỡ pin ra và bỏ vào hộp kín có hạt chống ẩm. Nếu có thời gian, bạn hãy dùng bông gòn tẩm ít cồn để lau chùi các tiếp điểm giữa pin và điện thoại, nhưng nên vắt khô trước khi lau chùi. Một cục pin cũng có hạn sử dụng và tuổi thọ của nó, trung bình khoảng 500 – 800 lần sạc, thậm chí cao hơn nữa, tùy vào cách bạn sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, không nên quá tiết kiệm, nếu pin quá “già” và hết cạn trong khoảng 8 – 12 giờ cho 1 lần sạc, bạn nên cho “nghỉ hưu” để đảm bảo cho điện thoại luôn hoạt động tốt.

10 ‘phép lạ’ tăng thời lượng pin điện thoại

. Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻ In bài viết này

Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

.

Bằng cách sử dụng hợp lý các ứng dụng, bạn có thể tăng gấp đôi tuổi thọ pin của điện thoại thông minh với các tính năng mạnh mẽ.

Mặc dù một số loại điện thoại có thời gian dùng pin lâu hơn so với những máy khác, nhưng tất cả các điện thoại thông minh đều có chung những vấn đề cơ bản giống nhau: Chạy quá nhiều các ứng dụng. Bất kỳ một cục pin 3,7 volt nào cũng chỉ đủ để các ứng dụng nhỏ của điện thoại hoạt động, nó không thể hoạt động kéo dài nhiều ngày với các ứng dụng chạy liên tục lướt Web, gửi e-mail...

Hầu hết các pin của điện thoại thông minh hiện nay được đánh giá có công suất đáp ứng khoảng 5 watt/giờ, nghĩa là có khả năng cung cấp cho điện thoại tiêu thụ 1 watt hoạt động liên tục trong 5 giờ. Nếu công suất tiêu thụ điện thoại của bạn sử dụng 1 watt/giờ, và bạn rút nó ra khỏi bộ sạc lúc 7 sáng thì bạn có thể dùng nó đến buổi trưa. Vì vậy, chìa khóa để tăng tuổi thọ pin của điện thoại chính là làm giảm lượng điện được thiết bị sử dụng trong một giờ.

Rõ ràng là để giảm điện năng tiêu thụ của điện thoại thì bạn sử dụng nó ít hơn. Cụ thể là quản lý điện năng tiêu thụ của điện thoại bằng cách tắt bớt các tính năng không cần thiết như tắt radio của điện thoại khi bạn không sử dụng, giảm độ sáng của màn hình, và đóng các ứng dụng chạy thường trực trong bộ nhớ điện thoại.

Ảnh: www.pindienthoaikoracell       sưu tầm

Điện thoại thông minh "ngốn" pin hơn so với những loại điện thoại thông thường khác (Ảnh minh hoạ)

Những thao tác dưới đây sẽ giúp mở rộng ngày làm việc tổng thể của điện thoại bằng cách giảm nhu cầu năng lượng sử dụng đến từng thời điểm cần thiết nhất.

DÙNG PIN ĐIỆN THOẠI ĐÚNG CÁCH

1. Giảm độ sáng màn hình

Màn hình rộng, sáng long lanh, hiển thị nhiều màu sắc của điện thoại làm bạn "mãn nhãn" nhưng đó lại là kẻ thù của pin. Màn hình chính là nơi tiêu thụ điện nhiều hơn bất cứ thành phần nào khác của điện thoại mặc dù phần lớn các điện thoại đã tích hợp tính năng tự động điều chỉnh độ sáng của màn hình cho phù hợp với ánh sáng môi trường xung quanh. Phương thức này sử dụng ít điện năng hơn chế độ màn hình liên tục ở độ sáng đầy đủ, tuy nhiên bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn bằng cách cài đặt độ sáng màn hình xuống mức thấp nhất có thể. Điều này cũng giúp tăng độ bền của pin lên đáng kể.

2. Rút ngắn thời gian màn hình hiển thị

Dưới menu cài đặt màn hình của điện thoại, bạn tìm đến tùy chọn có nhãn "Screen Timeout". Thiết lập này có tác dụng điều khiển thời gian bao lâu màn hình điện thoại vẫn sáng sau khi nhận cuộc gọi hay soạn tin nhắn, xem đồng hồ.

Đơn vị thời gian ở đây được tính từng giây, và nên thiết lập thời gian màn hình hoạt động ngắn nhất. Trên hầu hết các điện thoại Android, tối thiểu là 15 giây. Nếu thời gian chờ màn hình của bạn hiện được đặt 2 phút, hãy xem xét giảm con số này xuống 30 giây hoặc ít hơn.

3. Tắt chức năng Bluetooth

Sử dụng Bluetooth giúp cho máy điện thoạt kết nối với tai nghe và chuyển sang chế độ đàm thoại rảnh tay, rất thuận tiện trong khi lái xe. Nếu bạn không ngồi sau vô-lăng và sẽ không phải đeo tai nghe gọi điện thoại, thì hãy tắt sóng Bluetooth.

Thậm chí cả khi đi dạo quanh với một tai nghe Bluetooth bên tai nhưng nếu không có nhu cầu gọi điện thì bạn cũng chưa cần bật chế độ Bluetooth. Bằng cách tắt Bluetooth khi bạn không sử dụng nó, bạn có thể làm tăng thêm ít nhất một giờ hoặc nhiều hơn thời gian sử dụng pin của điện thoại.

4. Tắt Wi-Fi trong lúc không sử dụng

Giống với Bluetooth, tín hiệu Wi-Fi cũng là sóng radio và là một trong những tính năng tiêu thụ khá nhiều pin của điện thoại. Tốc độ kết nối Wi-Fi băng thông rộng trong nhà bạn hoặc văn phòng hiện đại đã cải thiện truy cập các dịch vụ dữ liệu điện thoại của bạn, nhưng khi bạn ra ngoài thì tính năng Wi-Fi mất tác dụng. Vì vậy, tắt nó đi khi bạn ra khỏi cửa, và kích hoạt nó trở lại chỉ khi nào bạn định sử dụng dịch vụ dữ liệu trong phạm vi có mạng Wi-Fi.

Người dùng Android có thể cài thêm Wi-Fi widget trên màn hình chủ để quản lý quá trình này dễ dàng.

5. Chỉ sử dụng GPS nếu cần thiết

Một tính năng khác tiêu thụ đáng kể pin là dịch vụ định vị GPS của điện thoại. Bộ phận nhỏ thu phát sóng radio có chức năng gửi đi và nhận tín hiệu từ vệ tinh xác lập vị trí của điện thoại trên bề mặt của Trái đất. Các ứng dụng dựa trên GPS của điện thoại cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ việc tìm kiếm nhà hàng ở gần cho đến tìm bạn trên mạng xã hội. Bạn có thể từ chối quyền truy cập của những ứng dụng có tích hợp GPS trên điện thoại. Nó có thể là trò chơi game, hình nền và phần mềm bảo vệ màn hình. Khi bạn cài đặt những ứng dụng này sẽ yêu cầu bạn cho phép sử dụng địa điểm của bạn. Nếu cảm thấy không yên tâm, bạn hãy từ chối. Như vậy, bạn đã tiết kiệm pin cho điện thoại của mình.

6. Đóng các phần mềm ứng dụng không cần thiết

Khả năng chạy nhiều ứng dụng tại một thời điểm là một tính năng mạnh mẽ của điện thoại thông minh. Nó cũng tiêu thụ nhiều năng lượng, bởi vì mỗi ứng dụng bạn chạy đều phải sử dụng một phần của chu trình bộ vi xử lý của điện thoại.

Bằng cách đóng lại các ứng dụng mà bạn không thực sự sử dụng sẽ làm giảm khối lượng công việc CPU phải tải và cắt giảm tiêu thụ điện năng của pin. Điện thoại Android có thể sử dụng ứng dụng Advanced Task Killer với tính năng tự động tắt các ứng dụng không dùng đến sau số giờ nhất định. Bạn cũng có thể tự thao tác bằng cách bấm nút Home chờ đến khi xuất hiện khay đa nhiệm, bạn nhấn và giữ một biểu tượng cho đến khi xuất hiện dấu X và bấm vào đó để đóng ứng dụng.

7. Tắt chức năng rung

Điện thoại có chức năng báo các cuộc gọi đến bằng chế độ rung thay vì nhạc chuông, tuy nhiên dao động này sử dụng năng lượng nhiều hơn là nhạc chuông phát ra loa ngoài. Bởi vì nhạc chuông chỉ làm màng loa nhỏ trong điện thoại rung động, đủ để tạo ra âm thanh. Ngược lại, các động cơ tạo rung phát lực ra xung quanh để làm cho toàn bộ điện thoại của bạn rung, và quá trình này sử dụng nhiều pin điện hơn. Nếu bạn tắt tất cả các chức năng báo hiệu này và chuyển sang chế độ xem cuộc gọi đến trên màn hình hiển thị sẽ tiết kiệm được khá nhiều pin điện thoại.

8. Tắt toàn bộ các thông báo không cần thiết

Hầu như các ứng dụng hiện nay đều có tính năng cập nhật tin tức, nhắn tin, và các thông tin khác như kết quả thể thao, tỷ giá ngoại tệ, dự báo thời tiết... Khi xuất hiện một cái gì đó, các ứng dụng có thể rung chuông, màn hình bật sáng và hiển thị tin nhắn, làm cho đèn LED nhấp nháy. Và tất cả đều tiêu thụ năng lượng của pin. Tắt các thông báo không cần thiết sẽ giúp pin điện thoại của bạn sử dụng được lâu hơn, và sẽ loại bỏ những điều vô nghĩa trong ngày.

9. Chế độ tiết kiệm pin của điện thoại Android

Những điện thoại Android đời mới hơn có chế độ Power Saver giúp quản lý các mức độ tiêu thụ pin khác nhau của điện thoại.

Power Saver có chế độ tự động hạn chế các ứng dụng từ việc báo hiệu cập nhật thông tin, làm giảm độ sáng màn hình, làm giảm thời gian chờ màn hình, vô hiệu hóa hình ảnh động trên màn hình, và tắt chức năng rung. Theo mặc định, chế độ này sẽ bật lêm khi mức pin giảm xuống 20%, nhưng bạn có thể đặt lại ở mức 30% thay cho mặc định. Từ đó, điện thoại sớm chuyển sang chế độ Power Saver, làm thời gian dùng pin dài hơn.

10. Tiện ích tự điều chỉnh JuiceDefender dành cho Android

Tự điều chỉnh các thiết lập điện thoại bạn có thể làm tăng thêm một vài giờ sử dụng pin. Nhưng nếu như nó quá phức tạp với bạn thì hãy xem xét tải về một ứng dụng quản lý pin. JuiceDefender là một tiện ích tuyệt vời trong việc tự động quản lý radio, quản lý sử dụng CPU của điện thoại để tối ưu hóa sử dụng pin từng giây.

1. Cài đặt và xem xét các đặc điểm của máy

- Tắt Bluetooth, giảm độ sáng màn hình, để máy đơn giản và yên tĩnh (không sử dụng screensaver những bức hình động), nên kiểm tra tình trạng GPRS, 3G, Wifi (tùy thuộc vào từng loại máy)

- Tắt máy điện thoại khi không cần thiết

2. Mức độ "khỏe" của tín hiệu

- Khi ở vùng tín hiệu yếu, máy sẽ sử dụng nhiều pin hơn để kết nối tới các trạm phát sóng

3. Hiểu rõ về pin của bạn

Loại pin Số lần sạc

Nickel Cadmium (NiCd) 300-500

Nickel-Metal Hydride (NiMH) 500-1.000

Lithium-ion (Li-ion) 300-500

Lithium-Polymer (Li-Po) 1.500

4. Sạc đúng cách cho pin

- Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên

5. Bảo quản pin

- Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

- Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

- Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Muốn pin điện thoại bền và tuổi thọ kéo dài thì người sử dụng phải chú ý đến các đặc điểm của máy, mức độ khỏe/yếu của tín hiệu và tự trang bị những kiến thức cần thiết về pin.

Trước hết người dùng phải nắm được các đặc điểm trên điện thoại của mình. Các dòng điện thoại mới đều có hàng loạt chức năng đa dạng , nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn pin của bạn, vì thế nếu không cần chức năng nào bạn nên tắt nó đi. Một vài loại điện thoại có chức năng tiết kiệm nguồn bằng cách đặt điện thoại ở chế độ standby hoặc tự tắt những tính năng không cần thiết khi máy rảnh. Bạn có thể thường xuyên thực hiện bất cứ những thay đổi nào đó về chức năng của máy thông qua phần “Settings” hay “Tools” trên menu của điện thoại. Hầu hết các đặc tính hiện đại của máy điện thoại thường ngốn rất nhiều năng lượng và khi pin bị yếu đi, chúng không thể thực hiện tốt chức năng hay hỗ trợ cho các đặc tính của điện thoại trong 1 thời gian dài.

Hãy tắt Bluetooth khi bạn không sử dụng đến. Một trong những “thủ phạm” nổi tiếng làm hết pin nhanh đó chính là Bluetooth, và chúng thường được bật một cách không chủ ý. Bluetooth là một chuẩn vô tuyến có khả năng hỗ trợ việc truyền và nhận các thông tin, nhưng để thực hiện điều đó nó phải sử dụng tới nguồn. Trừ khi bạn sử dụng tai nghe Bluetooth, hay đang truyền file hoặc gửi thông tin tới người khác, bạn nên tắt Bluetooth đi và bật lên khi cần sử dụng.

Giảm độ sáng của màn hình. Một đặc tính khác mà bạn cũng cần chú ý tới đó là độ sáng của màn hình. Phần lớn các màn hình điện thoại di động thiết lập chế độ ánh sáng ở mức full bright. Bạn không nên thường xuyên sử dụng chế độ full bright để nhìn màn hình, nên thiết lập chế độ thấp hơn để có thể tiết kiệm được nguồn. Với những điện thoại cho phép điều chỉnh độ sáng của backlight, tốt nhất là bạn nên để khoảng thời gian chỉ trong vòng 15 giây hoặc dưới 15 giây là tốt nhất

Hãy để máy đơn giản và yên tĩnh. Screensaver (bảo vệ màn hình) và những bức hình nền động có thể rất đẹp nhưng chúng sử dụng rất nhiều nguồn và bạn nên tắt chúng đi. Chuông lớn và chế độ rung cũng sử dụng khá nhiều nguồn vì vậy hãy giảm âm lượng và tắt chế độ rung khi không cần thiết.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của GPRS, 3G và Wi-Fi . Một trong những đặc tính khác thường làm cạn nguồn nhưng không phải lúc nào cũng có ở các máy điện thoại đó chính là kết nối 3G và Wi-Fi. Bạn có thể tắt Wifi và chuyển từ chế độ 3G sang GSM trong phần “Connectivity” của điện thoại. Nếu bạn thích lướt web thông qua kết nối GPRS connection, hãy chắc chắn là kết nối GPRS đặt ở chế độ “only when needed” vì đặt như vậy máy sẽ tự tắt chế độ này khi bạn không kết nối.

Sử dụng đúng chức năng của máy điện thoại và hãy tắt điện thoại khi không cần thiết. Nếu bạn hạn chế máy điện thoại của mình chỉ sử dụng để nhắn tin hay thực hiện cuộc gọi và tắt máy khi không sử dụng thì chắc chắn pin của bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ.

Mức độ “khỏe” hay "yếu" của tín hiệu cũng là dấu hiệu báo vấn đề của pin. Nếu máy điện thoại của bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc tìm tín hiệu mạng thì việc đó cũng làm ảnh hưởng đến nguồn (tốn nhiều nguồn hơn so với thông thường). Khi điện thoại của bạn đang trong khu vực có vùng phủ sóng kém thì máy điện thoại sẽ sử dụng nhiều nguồn hơn để thực hiện việc kết nối với trạm BTS gần nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế để điện thoại ở những khu vực có tín hiệu kém. Đồng thời cũng chú ý rằng, khi bạn thực hiện cuộc gọi, bạn phải có từ 3 hay nhiều hơn cột sóng trong điện thoại. Và khi điện thoại mất sóng, tốt nhất nên tắt máy điện thoại và bật lại khi chắc chắn bạn đã ở khu vực có sóng.

Trên thị trường có rất nhiều loại pin, điều quan trọng bạn phải nằm rõ điện thoại của mình dùng pin nào. Hầu hết các pin điện thoại đời mới là loại pin Lithium, chỉ sạc khoảng 2 - 4 tiếng là đầy. Nếu như các loại pin Nickel truyền thống thường phải sạc trên 10 tiếng cho lần đầu tiên sử dụng (gọi là “mớm pin”) thì pin Lithium thì chỉ cần sạc cho đến khi điện thoại báo đầy là được. Một viên pin Lithium có thể sạc bất cứ lúc nào bạn muốn, và không cần thiết phải xả hết pin. Thay vào đó, khi pin chỉ còn 1/3 thì bạn có thể sạc như thông thường. Nếu điện thoại của bạn không hiển thị đúng trạng thái năng lượng còn trong pin thì cứ sử dụng cho đến khi máy điện thoại hết sạch pin rồi cắm sạc sau.

Hãy giữ cho pin điện thoại mát và không để chúng trước mặt trời. Các pin Lithium thường có cấu tạo gồm các mạch pin trong. Các mạch này bảo vệ pin tránh tình trạng quá nóng khi bạn sạc qua đêm hay lâu hơn thế. Tuy nhiên, nếu pin Lithium bị sạc quá lâu (khoảng một tuần) thì nó sẽ bắt đầu nóng. Quá nóng là một trong những tác nhân chính khiến pin Lithium nhanh bị hỏng. Đồng thời pin của máy điện thoại cũng bị nóng khi bạn để chúng ngoài mặt trời hoặc gần một máy bức xạ.

Cuối cùng, nên mua một viên pin mới cho máy sau một thời gian sử dụng. Một viên pin Lithium chỉ có tuổi thọ trung bình là khoảng từ 300 đến 500 lần sạc.

Chọn mua và sử dụng pin điện thoại di động

Nếu nhìn vào dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều cơ bản. Năng lượng lưu trữ của pin được đo bằng miliamp giờ (mAh). Về nguyên lý, con số này càng lớn thì pin sử dụng càng được lâu. Tuy nhiên, tuổi thọ của pin phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của bạn.

Chíp điện thoại thế hệ mới ít tốn năng lượng hơn, do vậy thời gian chờ của những điện thoại mới sẽ lâu hơn, so với trước đây. Nhưng năng lượng tiêu tốn của pin cũng phụ thuộc rất nhiều vào mạng điện thoại, nên thời gian tối đa để đàm thoại chỉ giới hạn trong vài giờ.

Loại pin Số lần sạc

Nickel Cadmium (NiCd) 300-500

Nickel-Metal Hydride (NiMH) 500-1.000

Lithium-ion (Li-ion) 300-500

Lithium-Polymer (Li-Po) 1.500

Nhìn chung, pin càng nặng và càng lớn, dung lượng càng lớn. Những nghiên cứu mới trong công nghệ pin cho phép nhà sản xuất tạo ra pin nhỏ nhưng dung lượng lớn.

Thế hệ đầu tiên của pin là loại Nickel Cadmium (NiCad), sau đó là Nickel-Metal Hydride (NiMH), Lithium-ion (Li-ion) và mới nhất là Lithium-Polymer (Li-Po). Cùng một kích cỡ, nhưng pin NiMH có dung lượng nhỏ hơn so với pin Li-ion. Trong khi dung lượng viên pin NiMH chỉ có 550 mAh thì dung lượng của pin Li-ion lên đến 840mAh. Do vậy, pin Li-ion thường được sử dụng trong các điện thoại cao cấp để giảm trọng lượng của điện thoại mà thời gian chờ vẫn lớn.

Pin Nickel Cadmium (NiCad): Trong bốn loại pin, Nickel Cadmium là loại pin rẻ nhất và có nhiều hạn chế: dung lượng nhỏ, nếu so với các pin công nghệ mới có cùng kích thước. Hạn chế lớn nhất của loại pin này là "hiệu ứng nhớ”. Nghĩa là nếu bạn không sạc đầy điện lúc đầu, dần dần qua mỗi lần sạc, dung lượng của pin sẽ từ từ giảm xuống. Ngoài ra, loại pin này có chứa nguyên tố Cadmium không có lợi cho môi trường, nhất là khi xử lý chất thải rắn.

Pin Nickel-Metal Hydride: Pin này được sử dụng trong các loại điện thoại phổ thông do có dung lượng lớn hơn. Hơn nữa, loại pin này không gây ô nhiễm môi trường nên không cần xử lý đặc biệt khi loại bỏ. Nó ít bị hiệu ứng nhớ hơn pin NiCd. Bạn chỉ cần sạc đầy pin NiMH một lần trong một hoặc hai tuần để tránh hiệu ứng nhớ. Nhược điểm của loại pin này là tuổi thọ không cao. Sau vài trăm lần sạc, bạn phải thay pin nếu không muốn bỏ lỡ những cuộc gọi do hết pin nửa chừng.

Pin Lithium-ion: Ưu điểm của pin này là có dung lượng vượt trội, kích thước, trọng lượng nhỏ. Loại pin này không bị hiệu ứng nhớ và không gây ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao hơn các loại pin khác. Có giá cao hơn pin NiMH, nên pin Li-ion thường được dùng trong các loại điện thoại cao cấp.

Pin Lithium-Polymer: Có đặc điểm tương tự như pin Li-ion, nhưng pin Lithium-Polymer có thể có nhiều hình dạng. Là công nghệ mới nhất nên pin Li-Po có giá mắc nhất trong 4 loại pin.

Khi sạc pin, bạn nên tắt máy, tránh cho pin phải làm việc theo hai trạng thái là vừa nạp điện vừa phát điện sẽ dẫn tới trường hợp nạp đi nạp lại nhiều lần. Chú ý sạc đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất vì khi sạc đầy, bộ ngắt dòng trên điện thoại sẽ ngắt không cho nạp điện. Lúc này pin sẽ chuyển sang trạng thái phóng điện, một phần năng lượng sẽ thoát ra ngoài. Nếu để sạc quá lâu, lượng năng lượng mất đi nhiều, bộ ngắt dòng trên điện thoại lập tức mở lại để tiến hành sạc tiếp, khiến cho pin phải sạc đi sạc lại nhiều lần.

Đối với nhiều người sử dụng, sạc pin chỉ đơn giản là cắm bộ sạc vào điện thoại, để vài tiếng. Tuy nhiên, tùy theo loại pin, sạc không đủ hoặc sạc quá giờ cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Do cấu tạo hóa học của pin, dung lượng của nó giảm dần theo thời gian. Sau một số lần sạc nhất định, dung lượng tối đa của pin giảm xuống dưới 80% dung lượng ban đầu. Do vậy, những người thường xuyên sạc pin sẽ sớm phải mua pin mới hơn những người sạc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng và bảo quản pin không đúng cách, tuổi thọ của pin sẽ giảm xuống nữa.

Khi mới mua pin, bạn cần sạc cho “no điện”. Lưu ý rằng, lần đầu tiên sạc, điện thoại thường báo đầy sau 10 hay 15 phút nhưng đó là "thông báo giả”. Bạn hãy tháo dây cắm sạc ra rồi gắn lại để sạc tiếp. Nếu bạn muốn sử dụng pin lâu, phải giữ ở nơi khô ráo, tránh để pin ở những nơi nóng hoặc gần đồ kim loại. Đối với loại pin sạc, bạn thường xuyên sạc và để nó tự xả, rồi sạc tiếp.

Hầu hết các loại điện thoại đều có tín hiệu báo pin yếu để bạn thay hoặc sạc điện. Nếu bạn chưa thể sạc ngay khi có tín hiệu, bạn nên tắt chuông, tắt đèn báo và không sử dụng chế độ rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại một lúc, rồi khởi động lại để kéo dài thời gian chờ.

Bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng pin. Tuy trong pin đã có hai rơ-le bảo vệ nhưng trong những trường hợp cụ thể, có thể pin bị nổ, gây ra tai nạn đáng tiếc .

Để an toàn, bạn tránh để rơi pin hoặc bị va đập, gây chạm mạch điện trong pin. Trước khi tháo pin, bạn cần tắt nguồn của điện thoại di động. Khi tháo pin ra, bạn không để các vật kim loại tiếp xúc với các tiếp điểm của pin gây đoản mạch. Nếu bạn để pin ở những nơi quá nóng hoặc bị phơi nắng quá lâu, dung lượng của pin có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Khi không sử dụng pin, khoảng mỗi tháng một lần, bạn cần phải sạc đầy pin. Bạn nên sử dụng bộ sạc pin chính hãng để bảo đảm dòng nạp cho pin ổn định, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Một điều bạn nên làm thường xuyên là vệ sinh các tiếp điểm của pin bằng miếng gạc cotton có tẩm cồn.

Sạc đúng cách cho pin

Nạp điện lần đầu cho pin là quá trình quan trọng quyết định tuổi thọ của thiết bị này. Trước hết, bạn để điện thoại ở chế độ tắt. Pin mới phải được sạc nhanh (thường là 80%) sau đó sạc từ từ cho đến 100% trong vòng 24 giờ (quá thời gian này pin có thể bị nóng và ảnh hưởng đến tuổi thọ). Thường thì các loại sạc đế hay sạc du lịch chính hãng đều đủ "thông minh" để điều chỉnh nhanh, chậm. Khi dùng, bạn hãy để đến khi nào pin cạn kiệt thì sạc lần tiếp theo. Thực hiện như vậy đối với 2-3 lần sạc đầu tiên. Chú ý rằng một số pin mới có thể hiển thị sai số điện năng vào hoặc thông báo "Not charging" trên điện thoại hoặc bộ sạc vì lúc đó pin chưa đủ điện để báo đúng.

Tuy nhiên, đối với các lần sạc tiếp theo, sạc nhanh là tốt nhất cho pin Li-Ion. Cần chú ý sạc thường xuyên vì loại pin này "sống dai" khi nạp điện từng phần nhỏ, hơn là sạc toàn bộ. Ngoài ra, không nên để pin nạp đầy điện, chỉ khoảng 80% là vừa đủ. Người dùng cũng tránh dùng cạn sạch pin quá thường xuyên vì điện áp thấp có thể làm hỏng mạch an toàn.

Bảo quản pin

- Luôn để pin ở nơi thoáng mát và khô, tránh xa hơi nóng và đồ vật bằng kim loại, đề phòng cháy, nổ. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-25oC.

- Pin Li-Ion sẽ "thoái hóa" dần theo thời gian, dù bạn có sử dụng đến hay không. Do đó, nếu không cần thiết, đừng mua pin dự trữ.

- Nên vệ sinh sạch sẽ các đầu tiếp xúc giữa pin và sạc